Thật ra gián điệp có từ lâu lắm rồi, từ thời Tôn Tử đã có. Nhưng trước hết, hãy điểm lại qua "Thiên 13: Dùng gián điệp" của Tôn Tử để hiểu rõ hơn gián điệp là như nào.
Tôn Tử nói:"Phàm dấy binh mười vạn, đi xa ngàn dặm, tính chung các phí tổn của trăm họ, sự cung phụng của các nhà công. Mỗi ngày lên tới ngàn lạng vàng, trong ngoài phải náo động, nhân dân chịu vất vả vì việc phu dịch ở dọc đường, bỏ bê công việc làm ăn, lên tới bảy mươi vạn nhà. Kéo dài đến nhiều năm để tranh thắng lợi trong một ngày, mà lại không dám ban tước lộc, không dám thưởng trăm lạng vàng để dùng gián điệp, đến nỗi không biết tình hình quân địch, đó là hạng người hết sức bất nhân.
Người ấy chẳng đáng làm chủ tướng của mọi người, chẳng đáng làm tôi phò chúa, không thể làm chủ được sự thắng lợi. Cho nên các bậc vua sáng tướng tài, sở dĩ dấy binh thắng địch, thành công hơn người, đó là nhờ biết trước vậy. Biết trước không phải nhờ quỷ thần mách bảo, không phải nhờ so sánh các việc tương tự mà tìm biết được, phải nhờ người mà biết được tình hình của quân địch".
Tôn Tử (544 trước công nguyên - 496 trước công nguyên) người tạo ra 36 kế
Gián điệp có 5 loại :
"Khi 5 hạng gián điệp ấy cùng khởi sự, không ai biết được các đường lối dò xét hiểm hóc của họ như thế mới là thần bí, đáng gọi là vật báu của vua loài người vậy".
"Trong ba quân, xét chung những người thân thiết với tướng suý thì không ai thân thiết bằng gián điệp, xét chung những kẻ được thưởng thì không ai được thưởng nhiều bằng gián điệp, xét chung các việc bí mật thì không việc nào bí mật bằng gián điệp".
"Không phải là bậc thánh trí thì không dùng được gián điệp, không phải là bậc nhân nghĩa thì không sai khiến được gián điệp, không tinh vi khéo léo thì không biết được thực tình nhờ gián điệp".
"Vi diệu thay ! Không có việc gì mà không dùng gián điệp".
"Gián điệp của địch chưa do thám ta xong mà ta biết hết rồi thì gián điệp của địch và kẻ cáo giác cho ta biết đều phải giết chết".
"Khi muốn đánh quân nào, đều phải biết rõ người tướng trấn giữ, các người thân tín của người tướng, người tiếp khách, người gác cửa, người giữ nhà, tên họ của từng người, đều phải kiếm gián điệp tìm tòi mà biết cho đủ".
"Tìm cho ra gián điệp mà địch sai tới do thám ta, lấy điều lợi mà dụ dỗ họ, dẫn dắt họ, cho họ ăn ở: như thế có thể dùng họ làm phản gián cho ta được".
"Nhờ họ làm phản gián mà ta biết tình hình của bên địch, do đó kiếm được nhân gián và nội gián bên địch để mà lợi dụng".
"Nhân sự phản gián mà biết địch hình, cho nên khiến tử gián bày đặt việc dối trá để đến cáo giác với quân địch".
"Nhân sự phản gián mà biết địch tình, cho nên có thể sai phái sinh gián đi về đúng kì hạn".
"Năm việc gián điệp nói trên, nhà vua phải biết đủ".
"Biết đủ là nhờ ở phản gián, cho nên phản gián không thể không hậu đãi".
"Ngày xưa khi nhà Ân khởi nghĩa thì ông Y Doãn ở bên đất nhà Hạ để dò xét, khi nhà Chu khởi nghĩa thì ông Lã Vọng ở bên đất nhà Ân dò xét. Chỉ bậc vua sáng, tướng tài mới có thể dùng bậc Thượng Trí làm gián điệp nên đều thành công lớn. Đó là điều cốt yếu của việc binh bị, ba quân nhờ cậy vào đó mà hành động".
Đấy, thâm chưa ? Tôn Tử là thủy tổ của gián điệp Trung Quốc chứ đâu. Thời phong kiến thì gián điệp TQ không được để ý nhiều lắm. Nhưng từ khi nội chiến Quốc-Cộng nổ ra cho đến mấy năm trở lại đây thì thế giới phải sửng sốt vì gián điệp TQ.
Thắng bằng gián điệp là cầm chắc 50% chiến thắng trong tay. Trong các loại mặt trận thì mặt trận gián điệp luôn là cách tối ưu nhất mà một thế lực chính trị muốn nhắm đến. Tương tự vậy, quân quốc gia của Tưởng Giới Thạch không chỉ thua ĐCS về quân sự, mà họ còn thua cả ĐCS về mặt trận gián điệp. Nhìn mà xem, sau khi QDĐ thua, gián điệp của ĐCS bắt đầu lộ diện khắp mọi nơi từ Trung Ương cho đến địa phương của chính quyền cũ. Đâu đâu cũng là gián điệp. Ngược lại, gián điệp của QDĐ cài sang ĐCS đếm trên đầu ngón tay.
ĐCS gọi đây là chiến thuật "cấy nhộng".
Chiến thuật "cấy nhộng" nó giống như kiểu ký sinh ấy. Ban đầu vật chủ không sao, nhưng dần dần các con ký sinh sẽ tàn phá hết cơ thể vật chủ. Câu hỏi đặt ra là:"Cấy nhộng từ lúc nào ? Kiểu gì ?".
Có 1 điều QDĐ không ngờ là ĐCS đã lợi dụng lúc Quốc-Cộng đang hòa giải để cấy vô số gián điệp vào bộ máy của mình. Những người này lúc đầu "gia nhập" QDĐ, dần dần họ leo cao vào trong hàng ngũ tướng tá của QDĐ. Một khi tướng tá làm gián điệp cho ĐCS, ắt họ sẽ bổ nhiệm người của ĐCS làm sĩ quan dưới quyền. Kết quả là gián điệp của ĐCS đã chốt toàn vị trí quan trọng trong bộ máy của QDĐ.
Ba điệp viên mà ĐCS hết lời ca ngợi, đó là: Tiền Tráng Phi, Lý Khắc Nông và Hồ Bắc Phong, tất cả đều nằm dưới sự chỉ đạo của đại tướng Trần Canh. Khi Tiền Tráng Phi là Bí Thư và là tuỳ tùng thân tín của Từ Ân Tăng-Chủ nhiệm khoa Điều tra Trung Ương của chính phủ QDĐ. Tiền đã lấy tin tức tình báo về các đợt điều quân chiến lược đến tỉnh Giang Tây của QDĐ, rồi dùng giấy thư của Trung ương QDĐ biên gửi 2 lần qua Lý Khắc Nông đến tận tay Chu Ân Lai.
Về sau, một nhóm đặc vụ do Khoa Điều Tra Trung Ương QDĐ tổ chức và chu cấp kinh phí đã được thành lập ở Đông Bắc Trung Quốc. Về bề nổi, tổ chức này là của QDĐ do Tiền Tráng Phi chỉ đạo, nhưng Tiền lại nằm dưới trướng của Trần Canh nên toàn bộ tổ chức này đã biến thành cánh tay của ĐCS.
Ngoài ra ĐCS còn cài được 1 điệp viên rất thân cận với Tưởng Giới Thạch, đó là Lưu Phỉ-Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng QDĐ. Khi tướng tá bên dưới còn chưa nhận được lệnh điều binh thì tin tình báo đã lọt sang Diên An rồi nên hễ QDĐ đánh đến đâu là ĐCS bật lại đến đó. Chu Ân Lai từng nói: “Mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch còn chưa lệnh đến các tướng tá mà Mao chủ tịch đã đọc rồi”.
Hoặc là sự bất lực của tướng Đỗ Duật Minh, mà ông Đỗ này tôi đã phân tích trong Seri nội chiến rồi, rất giỏi, từng suýt giết được Lâm Bưu. Ông Đỗ dự đoán chính xác rằng Thiếu tướng Quách Nhữ Khôi một trong những tướng mà Tưởng tin cậy nhất lại là một điệp viên cộng sản. Nhưng bằng chứng của ông lại không đủ cơ sở để kết tội ông Quách, chỉ nói là tham nhũng, mà ông Quách lại là người trong sạch. Rõ ràng, đây không phải là lý do chính đáng và Tưởng rất tức giận khi nghe Đỗ báo cáo, vì Tưởng cho rằng lý lẽ như vậy hàm ý là tất cả những người của QDĐ đều tham nhũng, chỉ có người cộng sản mới trong sạch.
Về sau, Đỗ bị bắt làm tù binh trong "Chiến dịch Hoài Hải" và được ân xá năm 1959, sau đó ông được ĐCS thưởng 1 vị trí cao trong "Hội nghị Chính hiệp Nhân dân Trung Hoa". Điệp viên cộng sản mà Đỗ nghi ngờ năm xưa cũng ở trong "Hội nghị Chính hiệp" và hai người trở thành bạn bè.
Hay là con gái của ông Phó Tác Nghĩa là Phó Đông Cúc, cũng làm gián điệp cho ĐCS. Kể từ đây, gián điệp TQ bắt đầu vươn mình ra thế giới.
Hoàng Quân - NNCLS