Hiện tượng cầu vồng lửa là gì?

Cầu vồng lửa là hiện tượng quang học hấp dẫn, thu hút người xem không chỉ do màu sắc và vẻ đẹp của nó mà còn bởi sự “hiếm có khó tìm”. Và càng hiếm có khó tìm như vậy thì các bài viết hay các thông tin liên quan đến hiện tượng quang học này mới thực sự là...

Cầu vồng lửa có tên tiếng Anh là Circumhorizontal arc. Đây là một hiện tượng quang học và nó thuộc loại hào quang. Nó được hình thành bởi sự khúc xạ từ ánh nắng Mặt Trời hoặc ánh nắng trong các đĩa tinh thể băng bay lơ lửng trong khí quyển và điển hình là trong các đám mây li ti hoặc mây ti tầng. Ở dạng đầy đủ thì cầu vồng lửa xuất hiện mang theo một dải màu lớn, phổ màu rực rỡ chạy song song với đường chân trời và nằm xa bên dưới Mặt Trời hoặc Mặt Trăng.

Khoảng cách giữa cầu vồng lửa so với Mặt Trời hoặc Mặt Trăng rất xa thường gấp đôi so với hào quang 22⁰. Thông thường, khi những đám mây hình thành ánh hào quang nhỏ hoặc loang lổ thì ta chỉ có thể nhìn thấy được các dải màu của cầu vồng lửa. Tất cả các loại hào quang đều có thể được tạo ra từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng (nhưng rất hiếm). Bên cạnh tên gọi là cầu vồng lửa thì hiện tượng quang học này còn được gọi là vòng cung đĩa 46⁰ đối xứng dưới.

Thuật ngữ này đôi khi được người ta sử dụng để mô tả về cầu vồng lửa nhưng thực chất nó lại không phải là cầu vồng và cũng không liên quan đến lửa. Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 2006 bắt nguồn từ sự xuất hiện thường xuyên của cầu vồng lửa dưới dạng “ngọn lửa” trên bầu trời khi nó hiện ra từ những đám mây li ti. Theo nghiên cứu thì cầu vồng lửa chỉ xuất hiện khi hội tụ đủ các yếu tố sau: Ánh sáng phải truyền qua những đám mây li ti hoặc mây tầng có chứa các tinh thể băng tại một góc cụ thể.

Mặt Trời phải đạt độ cao ít nhất là 58⁰ so với đường chân trời Các tinh thể băng bị ánh sáng phân tách thành các màu phải có dạng lục giác và các mặt của chúng phải chạy song song với mặt đất. Khi ánh sáng đi qua mặt của các tinh thể này nó sẽ gây ra hiện tượng khúc xạ. Sự bẻ cong ánh sáng này cũng giống với sự bẻ cong ánh sáng qua lăng kính. Nếu các tinh thể này đứng thẳng hàng thì những đám mây li ti sẽ không thể hoạt động giống như một lăng kính khiến chúng có hình dáng giống như cầu vồng.

Bên cạnh đó thì các đám mây có hình dạng mảnh cũng khiến chúng ta tưởng tượng ra hình dáng của một ngọn lửa. Chính vì vậy mà người ta mới đặt tên cho nó là cầu vồng lửa. Tần suất xuất hiện của cầu vồng lửa phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà chúng ta quan sát. Tại Hoa Kỳ Cầu vồng lửa là một hào quang xuất hiện tương đối phổ biến và xuất hiện rất nhiều lần vào mùa hè của bất kỳ nơi nào. Tuy nhiên, tại Bắc Âu thì đây lại là một hiện tượng hiếm có.

Bởi bên cạnh yêu cầu về sự hiện diện của các đám mây có băng ở đúng vị trí trên bầu trời thì ánh hòa quang này còn yêu cầu về một nguồn sáng (từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng) tại vị trí rất cao trên bầu trời. Thường sẽ là 58⁰ hoặc cao hơn. Điều này có nghĩa là ánh sáng Mặt Trời mà hào quang cần không thể thấy tại các vị trí ở phía Bắc 55⁰ N hoặc phía nam 55⁰ S. Đối với những người sống gần các vùng cực thì quan sát cầu vồng lửa là điều không thể.

Tại các vĩ độ khác, người ta cũng có thể quan sát được cầu vồng lửa trong một khoảng thời gian lớn hơn hoặc ít hơn vào thời điểm những ngày hạ chí. Có nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa mây ngũ sắc và cầu vồng. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Mây ngũ sắc có tên tiếng Anh là Cloud iridescence, hiện tượng này có màu sáng và hình dáng khá giống với cầu vồng lửa. Thế nhưng nguyên nhân xuất hiện của mây ngũ sắc lại bắt nguồn từ sự nhiễu xạ ánh sáng thay vì khúc xạ như cầu vồng.

Nhiễu xạ là sự uốn cong của ánh sáng khi chúng gặp phải các chướng ngại vật và bị cản lại. Các dải mây ngũ sắc thường xuất hiện với những dải màu loang lổ, không theo một trình tự nhất định và ta có thể thấy được nó ở mọi tầng mây. Bằng mắt thường ta cũng có thể phân biệt được hai hiện tượng trên. Chẳng hạn như, cầu vồng lửa thường chỉ xảy ra tại một vị trí cố định trong mối quan hệ khăng khít với Mặt Trời và Mặt Trăng. Còn mây ngũ sắc lại có thể xuất hiện tại rất nhiều vị trí khác nhau trên bầu trời.

Các dải màu của cầu vồng lửa thường luôn chạy theo chiều ngang với màu đỏ của quang phổ màu VIBGYOR ở phía trên và màu tím nằm ở phía dưới. Chứ không phải lúc nào mây ngũ sắc cũng xuất hiện với chuỗi màu cố định này và trình tự màu của chúng hoàn toàn là ngẫu nhiên. Do các điều kiện xuất hiện diễn ra rất khắt khe nên cầu vồng lửa rất hiếm. Đặc biệt tần suất và thời gian xuất hiện của nó rất khác nhau.

Nguồn: sieusach.info

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay