Khương Công Phụ - người Việt duy nhất đỗ trạng nguyên, làm đến tể tướng nhà Đường của Trung Quốc

Khương Công Phụ (731- 805) là một tể tướng người An Nam dưới triều Đường Đức Tông (742- 805). Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", ông người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, huyện Quân Ninh, Ái châu, quận Cửu Chân nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Khương Công Phụ (731- 805) là một tể tướng người An Nam dưới triều Đường Đức Tông (742- 805). Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", ông người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, huyện Quân Ninh, Ái châu, quận Cửu Chân nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Theo gia phả của họ Khương ở Yên Định, Thanh Hóa, Khương Công Phụ và Khương Công Phục là con của Khương Công Đĩnh, cháu nội của Khương Thần Dực - Thứ sử vùng đất Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay).

Dưới thời nhà Đường, mỗi năm đất An Nam được chọn 8 người sang thi tiến sỹ và Khương Công Phụ và Khương Công Phục là 2 trong 8 người được chọn dự thi khoa tiến sỹ ở Trường An vào năm 758.

Tại kỳ thi ở Trường An, Khương Công Phụ đỗ đầu kỳ thi. Sau khi đỗ trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức "Hiệu thư lang"; còn người em là Khương Công Phục làm "Lang trung bộ Lễ". Khương Công Phụ đã có nhiều chính sách và công lao lớn cho nhà Đường, được vua Đường Đức Tông rất kính nể, rồi phong cho ông những chức vụ cao hơn.

Tháng 10 năm Kiến Trung thứ 4 (783), ông can gián vua trong vụ binh loạn Trường An của Chu Thử nên được thăng chức làm Tể tướng.

Năm 784, công chúa Đường An chết yểu, vua Đường hậu táng xây tháp trong khi binh loạn chưa dứt, Khương Công Phụ can gián nhà vua, nghe lời trái tai của Khương Công Phụ, Đường Đức Tông đã tức giận giáng làm "Tả thứ tử" nhưng mẹ mất ông được giải chức về chịu tang.

Năm Quý Dậu (793), Khương Công Phụ bị biếm chức rồi sai đi biệt giá ở Tuyền Châu. Mãi đến năm 805, sau khi vua Đường Đồng Thuận lên ngôi, nhận thấy lẽ phải trong lời can ngăn của Khương Công Phụ, liền xuống chiếu cử ông làm Thứ sử Cát Châu. Tuy nhiên vị lão thần tuổi già sức yếu đã qua đời trước khi đến nơi nhậm chức. Thời Đường Hiến Tông đã truy tặng ông chức "Lễ bộ Thượng thư".

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay