TUYÊN BỐ CỦA BÀ TRIỆU
Bà Triệu (225-248) lãnh đạo nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào thế kỷ III. Ở tuổi 19, khi bị ép làm tì thiếp cho một người giàu, bà đã thẳng thừng tuyên bố: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người". Sau đó, bà cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248, cuộc khởi nghĩa thất bại, để không bị rơi vào tay giặc, bảo vệ danh tiết, bà tự sát ở núi Tùng (Thanh Hóa).
LÝ THƯỜNG KIỆT
Lý Thường Kiệt họ Ngô tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, sinh năm Kỷ Mùi 1019, quê ở phủ Thái Hoà, thành Thăng Long (Hà Nội).
Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên ngôi, hiệu là Lý Nhân Tông. Cùng lúc ở phương Bắc triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch, nhà Tống âm mưu tiến đánh phía Nam.
Không đợi quân Tống xuất binh trước, lần đầu tiên trong lịch sử Đại Việt, Lý Thường Kiệt đem quân tiến đánh đất Tống, tạo ra một trận huyết chiến ác liệt với thất bại khủng khiếp của nhà Tống tại Ung Châu, tát một cú trời giáng vào danh dự của thiên triều.
TRẦN BÌNH TRỌNG
Trần Bình Trọng (1259 - 2/1285) đã giáp chiến với quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, tức là bãi Màn Trò.
Khi bị bắt Thoát Hoan hỏi : “Muốn làm vương đất Bắc không?”. Ông quát to: “Ta thà làm ma nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”. Vì không chịu khuất phục nên ông bị quân giặc giết vào ngày 21 tháng giêng năm Ất dậu (26/2/ 1285).
TRẦN QUỐC TOẢN
Vì không được vua cho cầm quân triều đình. Cậu liền huy động hàng nghìn gia nô + người thân, rèn vũ khí, tập trận. Khi quân Nguyên - Mông tiến vào Đại Việt, quân của Trần Quốc Toản đã góp phần tiêu hao sinh lực địch. Khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực, quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống trả kịch liệt. Trần Quốc Toản bị thương trong trận đánh này và qua đời ngày 2/2 âm lịch năm 1285, khi mới 18 tuổi. Đến khi Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc, đích thân viết văn tế và gia phong tước Vương. Một anh hùng lịch sử tuổi trẻ nhưng khí phách anh hùng sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, nếu vua tin tưởng Trần Quốc Toản và giao quân cho cậu liệu thế trận có khác ?.
LỜI THỀ CỦA CÁC VỊ VUA
Lịch sử từng ghi chép lại Hội thề thường tổ chức tại Đồng Cổ Thần miếu ở đời nhà Lý, và được phục dựng năm 1227 đời Trần với lời thề “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết”.
Bên cạnh Hội thề Đồng Cổ đã rất nổi tiếng mà ai nấy đều hay, thì còn một hội thề mà ít người biết tới, tạm gọi là Hội thề Long Trì
TRẦN BÌNH TRỌNG (tiếp theo)
Câu nói nổi tiếng ấy của danh tướng Trần Bình Trọng trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Trước thế giặc mạnh, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định) để bảo toàn lực lượng.
Trần Bình Trọng được giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Trận đánh do Trần Bình Trọng chỉ huy diễn ra ác liệt tại bãi Thiên Mạc. Trong trận đánh đó Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng ý đồ chiến lược của quân ta đã thành công, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách dọa nạt, dụ dỗ hòng mua chuộc nhưng Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục.
Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, ông đã khảng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi”. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285). Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
TRUNG QUANG ĐẾ
Trùng Quang Đế được biết đến như một vị vua sáng suốt và độ lượng. Ngoài ra Trùng Quang Đế còn là một người khá chân thành khi đối xử với tướng sĩ và là hậu nhân vương thất quý tộc nên rất ưa chuộng văn thơ. Tháng 7 âm lịch năm 1409, Trùng Quang Đế cùng Thượng Hoàng chia quân hai đường đánh quân Minh.
Lúc đầu quân ta đàm áp, nhưng vì Giản Định Đế đa nghi mà làm hỏng đại sự. Bệnh cạnh đó quân Minh còn dùng quân Việt đàm áp quân Việt khiến cho quân của Trùng Quang Đế bị đàm áp và ông bị bắt.
Năm 1414, Ông bị giải về phương Bắc, nhưng trên đường đi ông và các hạ thần (trong đó có Đặng Dung một vị tướng tài ba của Đại Việt) của mình đã nhảy xuống sông để tự vấn chứ không chịu làm tù binh phương bắc. Kể từ đó nhà Trần chấm dứt vai trò của mình trong lịch sử, thay vào đó là sự cai trị của nhà Minh với mưu đồ thống trị và đồng hóa Đại Việt lâu dài.
ĐẶNG DUNG
Đặng Dung (1373-1414) là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Cha của ông là Đặng Tất, người theo phò vua Giản Định đế của nhà Hậu Trần, sau bị Giản Định đế giết chết cùng với tướng Nguyễn Cảnh Chân. Giận vì cha mình chết oan, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rời đi, lập Trần Quý Khoáng tức vua Trùng Quang tiếp tục khởi nghĩa.
Năm 1414 ông và Trùng Quang Đế thất bại trong cuộc chiến chống nhà Minh. Trùng Quang Đế bị áp giải về phương Bắc, ông và một số hạ thần theo hầu. Trên đường áp giải vì uất ức phải làm tù binh giặc phương bắc, khiến nhà Trần sụp đổ, nhân dân lầm than Trung Quang đế đã gieo mình xuống sông. Thấy vua tự vẫn ông và một số hạ thần cũng nhảy xuống theo. Từ đây lịch sử cai trị của nhà Trần khép lại, nhân dân oán than với sự cai trị, đồng hóa của nhà Minh bắt đầu và kéo dài.
LÊ THÁI TỔ
Sau khi đánh bại nhà Hồ, xâm lược nước ta năm 1406, quân Minh không ngừng tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân ta. Trước cảnh đất nước suy vong, nhân dân bị áp bức, anh hùng hào kiệt bốn phương nổi dậy chống giặc khắp nơi. Trong đó, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lãnh đạo (1416-1427). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bàn về lý do khởi nghĩa, Lê Thái Tổ khẳng định: "Ta cất quân đánh giặc không phải có lòng ham muốn phú quý, mà muốn để nghìn năm sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược"
NGUYỄN THỊ DUỆ
Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Theo Hải Dương phong vật chí, tên chính xác của bà là Nguyễn Thị Ngọc Toàn.
Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.
Theo ghi chép của sử sách, cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm. Khi chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm Thăng Long, nhà Mạc thất thế, chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Duệ cùng cha theo lên đây.
Nhà Mạc mở khoa thi, bà giả nam tham dự và đỗ đầu. Khi vào cung dự yến tiệc, vua Mạc Kính Cung rất bất ngờ khi biết tân khoa trạng nguyên là nữ. Vua quý mến hiền tài, không trách tội nhưng theo phép tắc, bà không thể tiếp tục mang danh trạng nguyên. Tiếc nuối cho tài năng của người con gái trẻ, vua cho phép bà ở lại triều, theo Chuyện kể về các nhà khoa bảng.
Nguyễn Thị Duệ được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.
QUANG TRUNG
Năm 1788, quân Thanh ồ ạt tấn công nước ta và chiếm đóng thành Thăng Long. Được tin cấp báo, vua Quang Trung chuẩn bị và tính kế để chống giặc. Sau khi cho toàn quân ăn tết trước và tổ chức lễ “thệ sư” vào giữa đêm giao thừa thanh vắng, ông đọc vang lời hịch: "Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó ngựa xe tan tác,
Đánh cho nó mảnh giáp chẳng còn.
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ"
Lời Hịch này đã thể hiện rõ mục đích của cuộc tiến quân là để bảo vệ các truyền thống văn hóa dân tộc và quyết tâm đánh giặc đến cùng để khẳng định chủ quyền quốc gia của Nước Nam. Lời Hịch đã thổi bùng tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta.
Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống 29 vạn quân giặc. Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ chết tại sở chỉ huy. Tổng chỉ huy quân giặc Tôn Sĩ Nghị “hốt hoảng bỏ chạy, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”. Thấy tướng chạy, quân chạy theo, qua cầu phao vượt sông Hồng, cầu gãy, hàng vạn quân Thanh rơi xuống nước, chết.
QUANG TRUNG (tiếp theo)
Trên chiến trường, vua Quang Trung chỉ có tiến không lùi bước, như lời hịch gửi nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn: “Nơi nào ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”.
Trước khi mang quân tiêu diệt 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long vào Tết Kỷ Dậu 1789, nhà vua cũng khẳng định: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
VÕ TÁNH (Cuộc nội chiến của người Việt cổ)
"Ngó lên ngọn tháp cánh tiên
Cảm thương quan hậu thủ thành 3 năm"
Võ Tánh (sinh năm 1768) người gốc Biên Hòa, sau dời về huyện Bình Dương thuộc Phiên Trấn (nay là TP HCM) Năm 20 tuổi Võ Tánh theo phò chúa Nguyễn Ánh, được phong làm Tiên Phong Dinh Khâm Sai Chưởng Cơ và được Nguyễn Vương gả em gái là công chúa Ngọc Du.
Sau khi đánh bại tướng Tây Sơn Đào Văn Hồ năm 1790, Võ Tánh được thăng chức Khâm Sai Quán Suất Hậu Quân Dinh Bình Tây Tham Thắng Tướng Quân Hộ Giá. 1794, ông tiếp tục được chúa Nguyễn phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại Tướng Quân.
Năm 1800 quân Tây Sơn do Thái phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng chỉ huy tổ chức tấn công, bao vây thành Bình Định. Ông khuyên Nguyễn Ánh đừng phá vây vòng vây địch giải cứu ông mà hãy đi chiếm lại thành ở Huế (vì đây là đất tổ của nhà Nguyễn). Vua đọc thư của ông mà cảm động vì trước đó ông quyết giải cứu Võ Tánh, song vì nghe lời khuyên của Võ Tánh nên Nguyễn Ánh đem quân ra chiếm lại thành Huế và thành công.
Khi thành Bình Định thất thủ ông xin Trần Quan Diệu tha cho quân của ông và lấy cái chết ra chịu tội. Trần Quang Diệu thấy ông tự thiêu mà cảm động, vốn là trang quân tử nên ông đã chôn cất Võ Tánh đàng hoàng và tha chết cho lính Nguyễn.
TỤC XĂM MÌNH
Toàn thư ghi lại, Thượng hoàng Nhân Tông đã triệu Anh Tông đến cung Trùng Quang và bảo rằng: "Dòng dõi nhà mình vẫn vẽ mình để nhớ gốc ngày xưa, nay nhà vua phải theo tục ấy mới được". Khi đó thợ xăm đã chờ sẵn trước cổng cung; nhưng thừa lúc Thượng hoàng nhìn sang hướng khác, Anh Tông lẩn trốn về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng biết ý và không bắt Anh Tông phải xăm mình nữa.
VUA MINH MẠNG
Sách “Đại Nam thực lục” có ghi chép cụ thể các việc này:
1. Quan có công trộm hơn một lạng vàng bị xử chém
Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ Nội vụ, lấy trộm hơn một lạng vàng, bị phát hiện và bị bộ Hình đưa ra xét xử và bị đày viễn xứ. Khi bản án được tâu lên, vua Minh Mạng đã không đồng ý với đề nghị của bộ Hình, mà yêu cầu phải xử theo đúng Luật, lệnh đem ra chợ Đông Ba chém để nhiều người trông thấy mà tự sửa mình.
2. Chặt tay để răn đe nhiều kẻ khác
Một viên quan trong Nội phủ là Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm, việc bị phát giác. Vua Minh Mạng liền ra chỉ dụ: “Đáng lẽ cho trói đem ra chợ Cửa Đông chém đầu, nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm đem treo, xóa tên trong sổ làm quan
3. Không cho phép ảnh hưởng đến đời sống người dân
Một năm nọ, Quảng Nam đói kém, Vua sai bán thóc trong kho cho dân chúng. Các quan phát hiện Lý trưởng Đặng Văn Diên lĩnh thóc bán cho riêng mình, xin chém để răn mọi người. Vùng Quảng Trị cũng có năm đói kém, Vua sai phát thóc cứu dân, nhưng các quan địa phương cố ý phân loại, người được ưu tiên phát nhiều, người phát ít, thậm chí có đến 211 xã không được mua. Vua liền cho cách chức rồi bắt giam các quan này.
4. Không kể tình riêng, bố vợ vua Minh Mạng cũng bị xử chém
Huỳnh Công Lý là võ tướng từ thời vua Gia Long, lập được nhiều công lao nên được phong là Lý Chính Hầu, con gái của ông được vua Minh Mạng phong là Huệ Phi. Khi Lê Văn Duyệt ra Huế, Lý Chính Hầu đảm nhiệm phụ trách trấn Gia Định, nhân cơ hội này mà thừa cơ vơ vét của cải của người dân và binh lính. Khi Lê Văn Duyệt quay về Gia Định thì nhận được rất nhiều tin báo về việc làm của Lý Chính Hầu. Sau khi xác thực vụ việc Lê Văn Duyệt liền báo về Triều đình. Không kể là người nhà, vua Minh Mạng hạ lệnh bắt giam ngay bố vợ và cử người vào Gia Định tìm hiểu sự việc.
Khi sự việc được báo lên Vua, số tiền Lý Chính Hầu tham nhũng lên đến 30.000 quan tiền, vua Minh Mạng buồn rầu mà than rằng: “Trẫm nuôi dân như con, thực không kể phí tổn. Nhưng bọn quan lại tham lam giảo quyệt, ngấm ngầm chứa đầy túi riêng, mà kẻ quan quả cô độc lại không được thấm nhuần ơn thực. Gần đây Huỳnh Công Lý làm Phó Tổng trấn Gia Định không bao lâu mà bóc lột của dân trên ba vạn. Nếu các viên mục thú đều như y cả, thì dân ta còn nhờ cậy vào đâu. Trẫm dẫu có lòng săn sóc thương xót cũng không làm thế nào". Sau đó, cuộc điều tra còn cho thấy, Lý Chính Hầu khi ở Huế có bắt lính xây nhà riêng cho mình ở sông Hương. Vua liền cho bán ngay ngôi nhà này lấy tiền giúp cho cấm binh.
3 LẦN CHIẾN THẮNG TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG - MỐC SON CHÓI LỌI CỦA DÂN TỘC TA
"cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã"
Bình Ngô Đại Cáo (Thực tế là Toa Đô bị giết, Ô Mã bị bắt) Trận chiến thắng Bạch Đằng thứ nhất năm 938, được lãnh đạo bởi Ngô Quyền.
Trận chiến thắng Bạch Đằng thứ hai năm 981, được lãnh đạo bởi Lê Đại Hành.
Trận chiến thắng Bạch Đằng thứ ba năm 1288, được lãnh đạo bởi Trần Hưng Đạo.
Trong đó, nổi tiếng nhất là trận đánh của Ngô Quyền. Vì vận dụng được quy luật của thủy triều để đánh giặc. Sử dụng hàng nghìn cây cắm xuống sông Bạch Đằng tiêu diệt quân xâm lược. Sau đó, Lê Đại Hành và Hưng Đạo Đại Vương đã thừa hưởng kế sách này để đánh đuổi quân xâm lược thêm lần nữa.
Tháng 6 năm 2019, bãi cọc Bạch Đằng mới phát hiện tại Hải Phòng đã được khởi công xây dựng khu bảo tồn. Đó là chứng tích lịch sử, là nhân chứng sống cho thắng lợi của cuộc chiến bảo vệ non sông. "Chúng ta vô cùng tự hào về truyền thống nghìn năm dựng và giữ nước, khẳng định trí tuệ, sức mạnh của dân tộc. Chúng ta cảm nhận được sự vĩ đại của chiến thắng Bạch Đằng, về truyền thống dựng nước, giữ nước rất đỗi tự hào của dân tộc, của cha ông. Đó là biểu tượng anh hùng, ý chí quật cường, bất khuất và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam." Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
TRẦN THỦ ĐỘ
Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng. Thái sư còn khen thưởng cho người tố cáo mình.
LÊ THÁNH TÔNG
Thánh Tông có tư chất thông minh, học vấn uyên bác, giỏi về xử lí chính trị và cả về văn học nghệ thuật. Dưới thời đại của ông Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt và trở thành một cường quốc, cũng như đã khiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng son.
Chưa kể ông còn rất… đẹp trai. Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước. Cũng có chuyện cho rằng, sinh thời, do ông đối xử tệ bạc với hoàng hậu, đày vào lãnh cung một thời gian dài. Khi ông phát bệnh, bà vì phẫn uất, giả bộ xin vào chăm sóc vết thương cho ông, bằng cách bôi độc lên tay để chà thêm vào những chỗ lở loét. Vị hoàng đế vĩ đại và hiển hách đã chết ít lâu sau đó.
THA CHẾT CHO 10 VẠN GIẶC MINH
Một dân tộc sau 20 năm chịu cảnh nô lệ, thế nhưng sau khi giành được chiến thắng đã đại nghĩa tha chết cho hơn 10 vạn đội quân của triều đình phương Bắc đã từng đô hộ mình. Không chỉ thế dân tộc đó còn sửa sang đường xá, cung cấp ngựa, thuyền cũng như lương thực đầy đủ để đội quân này về nước.
BÍ ẨN CỌC Ở SÔNG BẠCH ĐẰNG
Qua 4 lần khai quật vào các năm 1958, 1965, 1969, 1976, đã đào được hơn 200 cọc gỗ lim (hiện vẫn bảo quản một số ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Phần ngập trong bùn đất từ 0,5 - 1m vẫn còn nguyên vỏ, chứng tỏ lúc đóng/ cắm cọc lim (hay tứ thiết) gỗ phải còn tươi. Cọc dài nhất 2,8m, ngắn nhất 1,75m. Đường kính nhỏ nhất 0,23m, lớn nhất 0,31m. Được đóng hơi xiên, ngược chiều với nước chảy. Trong đó có 2 chiếc loại nhỏ dài 1,2 - 1,3m, đường kính 0,2m, một nửa được đẽo vát thành mặt phẳng. 4 chiếc lớn hơn dài 1,5m, đường kính 0,25m.
Những người khai quật đồ rằng đó là vồ đóng cọc, nhưng vồ đóng cọc khổng lồ như vậy thì làm sao ông cha ta sử dụng được.
Tại sao cọc lại hơi nghiêng? Chắc hẳn ông cha ta đã tính toán kỹ. Khi thuyền chiến giặc theo dòng nước rút lui, sẽ bị cọc đâm ngược vào đáy thuyền. Lực xuyên sẽ mạnh hơn, dễ đâm thủng thuyền chiến giặc vốn cũng làm bằng gỗ tốt và giày. Nếu cọc đứng thẳng, khi gặp đáy thuyền giặc chà qua, rất có thể xô cọc nghiêng đi, theo chiều xuôi dùng nước, thậm chí có thể bị trượt trên đáy thuyền, không chọc thủng được đáy thuyền.
Có người đồ rằng, tổ tiên ta đã dùng ròng rọc, buộc trên đỉnh một cái như cái cọm gầu sòng 3 chân rồi nhiều người dùng dây luồn qua ròng rọc xuống một quả sắt nặng – dứt khoát phải hơn trọng lượng cây cọc lim/tứ thiết nhiều lần. Kéo lên cao, thả cho rơi tự do xuống đầu cọc.
Nhưng không ai chứng minh được thời ấy ta đã nghĩ ra cái ròng rọc mà nay vẫn còn dùng để đóng cọc những chỗ không cần độ nén cao. Ấy là chưa kể nếu làm thế thì đầu trên cọc tòe hết rồi còn gì.
Chưa kể, theo truyền thuyết thì đầu trên cọc còn bọc khớp thêm trên đầu nhọn bằng sắt thì mới đâm thủng được đáy thuyền giặc.
Thế tổ tiên ta đã làm thế nào để đóng/cắm hàng trăm chiếc cọc ấy ở nhiều trận địa khác nhau? Cả chỗ nông lẫn chỗ sâu? Cả dòng chảy chính và dòng chảy phụ?
DƯƠNG VÂN NGA
Là người phụ nữ có quyết định ảnh hưởng đến cả vận mệnh dân tộc khi tôn Lê Hoàn lên làm vua thay nhà Đinh, Dương Vân Nga đã bị sử cũ phê phán gay gắt. Sinh thời, Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ.
BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC NAM
Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình.
Ý NGHĨA TÊN NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
Theo một số chuyên gia, trong tiếng tày - thái lại giải thích 2 tên Văn Lang và Âu Lạc này là:
Văn: ngày, Mặt Trời - Lang/Lan: con cháu. Văn Lang: con cháu của Mặt Trời (cách giải thích này khá tương đồng với những gì thể hiện trên trống đồng khi mà mặt trời ở trung tâm, con người và muông thú ở xung quanh)
Âu: lấy - Lạc: cội nguồn. Âu Lạc: tìm về/lấy lại cội nguồn .
TỤC CỐNG NẠP CHO TRUNG HOA VÀ NGƯỜI CHẤM DỨT NÓ
Trước đây, Lê Lợi và Đăng Dung dâng người vàng thế thân, đều trói tay gông cổ. Duy Đàm cho là mình khôi phục danh chính, chỉ làm tượng đứng, vẻ mặt nghiêm trang. Hữu ty hiềm như vậy là ngông nghênh, lệnh cho làm lại, bèn làm thành hình tượng người phủ phục, trên lưng khắc chữ rằng: ‘Thần, Lê Duy Đàm, cháu dòng đích họ Lê ở An Nam, không thể đích thân bò lết trước cửa trời, cung tiến người vàng thế thân, hối tội mà xin gia ơn.
Tục này vốn xuất phát từ đòi hỏi của nhà Nguyên bên Trung Quốc. Nguyên sử chép tháng Ba, năm thứ 16 [1279], Nguyên triều sai bọn Sài Xuân sang dụ vua nước ta qua chầu, “nếu như không thể đích thân sang triều kiến, thì phải đúc người vàng thay cho bản thân mình, dùng hai viên châu để thay hai mắt, cùng với các hạng hiền sĩ, phương kỹ, con trai con gái, thợ thuyền, mỗi hạng hai người, để thay cho toàn dân trong nước.”
Thời Lê Trung Hưng, dân ta bất phục và không công nạp khẳng định chủ quyền rõ ràng. Cương quyết chống giặc ngoại xâm ngàn năm, thể hiện được một ý chí độc lập dân tộc được nhân dân ủng hộ.
LA SƠN PHU TỬ NGUYỄN THIẾP
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 mãi mãi là một trong những trang sử hào hùng của dân tộc.
Chiến công lịch sử đó có sự đóng góp không nhỏ của những nhà tri thức đương thời. Một trong số đó là La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Vài nhận định ngắn ngủi nhưng chuẩn xác của ông giúp vua Quang Trung củng cố niềm tin chắc thắng, xông thẳng tới chiến trường, tiêu diệt hoàn toàn đội quân xâm lược.
Nguyễn Thiếp (1723-1804), là danh sĩ, nhà giáo nổi tiếng giai đoạn cuối thế kỳ XVIII, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Sau khi đỗ thủ khoa trong kỳ thi hương ở Nghệ An, ông ra làm một số chức quan nhỏ rồi sau đó về ở ẩn, làm nghề dạy học. Cùng với Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông được môn sinh suy tôn là “phu tử”. Không chỉ học trò, ông còn nhận được sự kính trọng rất lớn từ danh sĩ, trí thức và cả vua Quang Trung.
Nguyễn Huệ đã 4 lần mời ông ra giúp nước với lời lẽ hết sức thắm thiết. Tới lần thứ tư, ông mới nhận lời. Năm 1791, vua Quang Trung thành lập Viện Sùng ngay tại nơi Nguyễn Thiếp ở ẩn và mời ông làm viện trưởng với nhiệm vụ biên dịch các sách chữ Hán sang chữ Nôm, thực hiện biện pháp cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài. Đây chính là thư viện đầu tiên của nước ta. Nguyễn Thiếp đã dịch nhiều bộ sách quan trọng từ chữ Hán sang chữ Nôm, như Tiểu học, Tứ thư, Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch… để chuẩn bị quy chế mới về học tập và thi cử dưới thời Tây Sơn.
Khi bàn về quan điểm giáo dục, ông cho rằng nên lấy Tiểu học làm gốc, từ đó mở rộng dạy Tứ thư, Ngũ kinh, các bộ sử. "Việc giáo dục tốt thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều cương chính và thiên hạ trị".
La Sơn phu tử cũng chính là người khuyên vua Quang Trung dời đô về vùng núi Dũng Quyết của thành phố Vinh, Nghệ An, ngày nay. Sau khi được vua đồng ý, Nguyễn Thiếp cùng quan trấn thủ Nghệ An bắt tay vào xây dựng kinh đô mới với tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô. Tiếc là, cái chết đột ngột của vua Quang Trung khiến những ý tưởng của ông phải bỏ.
Cuối năm 1788, theo lời cầu khẩn của Lê Chiêu Thống, hoàng đế nhà Thanh sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang tới 290.000 quân xâm lược nước ta. Dù đánh đâu thắng đó, khi tranh thủ tuyển quân ở Nghệ An, vua Quang Trung mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tới hội kiến, bàn kế đánh giặc. Ông đã hiến những mưu kế, giúp vua Quang Trung có cái nhìn đúng đắn về tình hình quân địch, cũng như chiến lược đại phá quân Thanh.
Theo một số tài liệu lịch sử, vua Quang Trung hỏi: "Hay tin vua Lê Chiêu Thống sang nhà Thanh cầu lụy, vua Thanh cho quân sang đánh, trẫm sắp đem quân ra chống cự, mưu đánh và giữ nước được hay thua, phu tử nghĩ thế nào?". Ông trả lời: "Bây giờ, trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới mà lòng bọn tướng soái thì huênh hoang tự đắc. Chúng không cần biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, binh lương và trận chiến sẽ xảy ra như thế nào. Quân lính phân vân không biết sang đánh hay đến giữ theo sự khẩn khoản của vua Lê".
Nguyễn Thiếp nhận định số quân của vua Quang Trung kéo từ miền trong ra chưa đủ để chống đối với giặc, mà trở lại chiêu mộ thêm binh lính thì thời gian không cho phép. Vậy, vua phải tuyển mộ ngay quân lính ở đất Thanh Nghệ, "vì nơi đây là đất thượng võ xưa nay, anh hùng nhiều, mà hảo hán cũng nhiều".
Bàn về chiến thuật đánh quân Thanh, Nguyễn Thiếp cho rằng: "Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Nó có bụng khinh địch. Nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút khó lòng mà được". Những ý kiến của Nguyễn Thiếp đều được vua Quang Trung đánh giá cao, với khẳng định “lời tiên sinh nói rất hợp ý trẫm”. Những ý kiến nhận xét của La Sơn phu tử giúp vua Quang Trung củng cố niềm tin chắc thắng vào chiến thuật đánh thần tốc của mình.
Diễn biến của trận quyết chiến với quân Thanh quả đúng như dự kiến thiên tài của vua Quang Trung, nhận định chính xác của Nguyễn Thiếp. Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đánh tan 290.000 quân Thanh. Đúng trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng chào đón của nhân dân. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, vua Nguyễn Ánh vẫn ngỏ ý mời Nguyễn Thiếp ra giúp triều Nguyễn, nhưng ông khuớc từ. Ông về quê ở ẩn tại núi Thiên Nhẫn (Can Lộc, Hà Tĩnh) và mất năm 1804.
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam.
NGUYỄN TRÃI
Đại nghĩa vì chúng ta luôn quang minh chính đại. Chủ quyền đất nước là thiêng liêng đối với tất cả các dân tộc trên thế giới. Xâm phạm quyền ấy là phi nghĩa, bảo vệ quyền ấy là chính nghĩa.
Chí nhân là nét độc đáo trong phẩm cách của người Việt trên dải đất hình chữ S này. Nó được hình thành và nuôi dưỡng trong suốt chiều dài của lịch sử.
Nền văn hóa ngàn đời đã làm nên cốt cách con người Việt Nam và đạo lí dân tộc. Để rồi thế hệ nối tiếp thế hệ, cha ông ta luôn ứng xử đậm chất nhân văn, không chỉ trong thời bình mà cả trong chiến tranh giữ nước. Chẳng thế mà chúng ta dù yếu vẫn chống được mạnh, dù ít vẫn địch được nhiều, thậm chí “chẳng đánh mà người chịu khuất” bởi vì ông cha ta biết phát huy vũ khí lợi hại “mưu phạt tâm công”: đánh vào lòng người. Và khi kẻ thù đã chấp nhận thất bại thì sẵn sàng “mở đường hiếu sinh”.Chí nhân là thế. Đại nghĩa là thế. Chí nhân, đại nghĩa làm nên sức mạnh cố kết dân tộc, triệu người như một trước các thế lực ngoại xâm. Không một kẻ thù nào đến đất nước này mà lại không phải đối mặt với cả một dân tộc luôn cháy bỏng lòng yêu nước.
Không biết tự bao giờ ông cha ta đã nhận thức rất rõ: bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân. Cho nên giặc đến nhà đàn bà cũng đánh! Chỉ có khơi dậy sức mạnh toàn dân tộc thì mới có thể đánh thắng mọi thế lực xâm lăng, giữ yên bờ cõi.
CÁC ĐẠI THẦN TRIỀU NGUYỄN
Lần đầu tiên, một phái đoàn của nước ta được chụp ảnh làm kỷ niệm.
Nhưng chẳng ai vui cả vì họ qua thương thuyết với Pháp về việc chuộc lại 3 tỉnh đã nhượng nhưng không thành công.
THẢM SÁT HÀ MY TÔI ÁC CHIẾN TRANH CỦA ĐẠI HÀN.
Từ năm 1964 - 1973, Hàn Quốc đã gửi hơn 300.000 quân đến Nam Việt Nam với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ.
Hàn Quốc thực hiện nhiều vụ thảm sát như: Phong Nhị và Phong Nhất, Bình An / Tây Vinh, Bình Hòa và Hà My, An Linh, Vinh Xuân (Phú Yên). Khiến cho tinh thần cách mạng ngày càng sụp sôi, nhân dân đứng lên cùng chính phủ để đánh đuổi giặc ngoại xâm tàn bạo.
Ngày 24/2/1968 là ngày đau xót và thương tàn nhất. Vào mờ sáng của ngày này nhằm bứng người dân vùng bám trụ vào ấp chiến lược, hai đại đội lính của Lữ đoàn Rồng Xanh (Đại Hàn) kéo đến bao vây làng Hà My. Chúng gom người già, phụ nữ, trẻ em về xóm Tây ở 3 điểm chính. Sau đó, chúng dùng súng tiểu liên AR15, cối M79, lựu đạn M26, bắn và ném xối xả về phía người dân. Man rợ hơn, sau khi tàn sát, khi nghe không còn tiếng kêu la nào, chúng phóng hỏa đốt thiêu, thịt cháy khét, chỉ còn xương chất thành đống, chẳng ai còn gương mặt để nhận dạng.
Những thanh niên trong làng, một số theo cách mạng, số khác sống trong các căn hầm bí mật ở cánh đồng. Sau khi quân du kích về ứng cứu thì cả làng đã tan hoang. Những người chồng phải chứng kiến vợ mình vì cứu con mà ôm trọn con vào lòng mặc cho đạn ghim vào người đến chết, những người anh phải gom xác những đứa em thơ ngây của mình, những người con quỳ trước thi hài cha, mẹ không còn nguyên vẹn. Còn những ai sống sót sau thảm sát thì luôn ám ảnh những tiếng la hét và khói lửa.
Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, những kí ức vẫn còn hiện hữu trong tâm trí mỗi người dân làng Hà My. Nhưng không vì thế mà họ giữ mãi trong lòng sự căm thù và uất hận.
Năm 2000, hội cựu chiến binh Hàn Quốc tài trợ 18.000 USD, xây dựng đài tượng niệm những người bị lính Đại Hàn sát hại trên cánh đồng ở xóm Tây, làng Hà My.
Nuốt ngược nước mắt, người dân Hà My đã đứng dậy hiên ngang và giang rộng cánh tay đón nhận tình cảm của bạn bè khắp nơi trên thế giới kể cả những người từng bị coi là kẻ thù. Bởi đối với người dân Hà My, đau thương trong quá khứ không thể nào quên nhưng tương lai mới là cái đích để hướng tới. Những người Hàn Quốc tham gia thảm sát đã từng quỳ gối xin lỗi người dân Hà My.
Nhưng ngày 6/6/2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phát ngôn gây tổn thương Viêt Nam. Vì ông đã vinh danh những “người có công” Hàn Quốc tham chiến tại nước ngoài trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Tờ Sputnik dẫn lời ông Moon Jae-in cho biết "nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh của những người lính đã tham gia chiến tranh Việt Nam…" và họ đã “không chút do dự đáp lại tiếng gọi của Hàn Quốc, và âm thầm thực hiện nhiệm vụ của họ trong miền nhiệt đới và rừng núi. Đây là tinh thần yêu nước...".
HÀN QUỐC TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Ngày 6/6/2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phát ngôn gây tổn thương Viêt Nam. Vì ông đã vinh danh những “người có công” Hàn Quốc tham chiến tại nước ngoài trong đó có chiến tranh Việt Nam.
Trong thời chiến, Chính phủ Hàn Quốc dưới sự quản lý của Park Chung-hee, đã đóng một vai trò tích cực trong Chiến tranh Việt Nam. Từ tháng 9 năm 1964 đến tháng 3 năm 1973, Hàn Quốc đã gửi hơn 300.000 quân đến Nam Việt Nam.
Hàn Quốc đã tự nguyện xin Mỹ để được thám chiến vào Việt Nam nhiều lần, dù lúc ấy Mỹ chưa đem quân tới Việt. Thanh toán kinh tế để đổi lấy sự tham gia của Hàn Quốc là một nguyên nhân cơ bản cho sự tham gia này, với một phiên điều trần của Tiểu bang Hạ viện do J. William Fulbright chủ trì chỉ trích việc triển khai lực lượng Hàn Quốc giống như "thuê lính đánh thuê".
Trong quá khứ, người Nhật cũng đã làm điều này với người Hàn Quốc. Tạo ra nhiều cuộc thảm sát tàn khóc, nhưng thay vì đồng cảm với Việt Nam, thì họ lại chọn cách kẻ thù từng làm với mình. Dùng máu của người khác để làm giàu cho đất nước mình và còn cho đó là yêu nước.
Tại Hàn Quốc, nhiều thế hệ vẫn cho đó là tinh thần yêu nước, chiến tranh vì hòa bình. Một số người cũng đã cảm thấy tội lỗi ghê rợn của mình mà lập nhiều quỹ hòa bình Hàn Quốc - Việt Nam, xem như để tạ lỗi và xây dựng quan hệ 2 nước.
Tuy nhiên, từ phía chính phủ họ vẫn chưa có động thái xin lỗi Việt Nam và chưa xem đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nhiều năm qua, họ luôn khơi gợi và làm nhiều bộ phim về sự tàn ác của lính Nhật trong quá khứ đã làm với nước họ. Nhưng họ vẫn chưa nhìn nhận, họ cũng làm tổn thương người khác bằng chính cách kẻ thù đã làm với họ. Nhân dân Việt Nam sẵn sàng gác bỏ quá khứ để hướng tới tương lai.
TRUNG QUỐC TẤN CÔNG BIÊN GIỚI 1979
Đây không phải khơi lại quá khứ, kích động hận thù. Mà đơn giản là tìm ra căn nguyên của cuộc chiến, để rút ra những bài học trong những quan hệ ứng xử với các nước lớn, để tránh những cuộc chiến trong lương lai, để đất nước ta không cần những lệnh như Tổng động viên năm 1979.
"Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý, quân thù đang giày xéo non sông đất nước ta. Độc lâp - tự do chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm, hòa bình và ổn định ở Đông Nam Châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ, toàn thể đồng bào khắp dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phải, già trẻ, gái trai hãy phát huy truyền thống "Diêm Hồng ", triệu người như một, nhất định đứng lên bảo vệ tổ quốc" Lệnh Tổng động viên.
Trung Quốc từng là đồng minh xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam trong 2 cuộc chiến chống Pháp, Mỹ. Sau thập niên 70 của thể kỷ XX, Trung Quốc đẩy mạnh chống Liên Xô và hợp tác với Tây Âu. Việt Nam và Liên Xô lúc ấy là quan hệ đồng minh rất tốt. Trung Quốc sợ bị bao vây bởi Liên Xô và đồng minh vì nằm bao quanh các nước đồng minh.
Năm 1979, quân đội Việt Nam lập đổ chính quyền Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẩn giải phóng nhân dân Campuachia. Sau khi Đặng Tiểu Bình vừa lên nắm quyền thì nôn nóng phát động cuộc chiến với Việt Nam vì không đủ nguồn lực đấu với Liên Xô.
Nếu đánh thắng được Việt Nam, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều mục tiêu, chiến lược nhằm vạch ra ranh giới với các nước xã hội chủ nghĩa và quay sang đứng chung lợi ích với các nước phương tây.
Ngày 17-2-1979, Trung Quốc bất ngờ đem 600.000 quân và 400 xe tăng tấn công 6 tỉnh lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù quân ta chênh lệch nhưng các cuộc tấn công của Trung Quốc đa số đều bị chặn và kiềm hãm. Ngày 5-3-1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng Động Viên toàn quốc, cùng ngày Trung Quốc rút quân về nước và tuyên bố đã hoàn thành nhiệm vụ.
Trung Quốc đi tới đâu vơ vét, phá hoại tới đó. Hàng nghìn dân thường bỏ mạng; trường học, bệnh viện, xóm làng, nhà cửa, công trình bị Trung Quốc san bằng và coi đó là lời nụ hôn tạm biệt.
Lính của Trung Quốc được chỉ đạo phải tàn nhẫn, thể hiện cảm xúc cực đoan.
Dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ và cho rằng TQ đã thất bại nhưng nhiều người phương tây không hề biết về cuộc chiến này. TQ thất bại khi buộc VN phải rút khỏi Campuchia, thất bại trong việc xung đột biên giới, thất bại trong việc giấy lên nghi vấn sức mạnh Xô Viết, thất bại trong việc xóa bỏ hình ảnh con hổ giấy của TQ, thất bại trong việc lôi kéo mỹ vào liên minh chống Liên Xô.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc xâm lược nước láng giếng. Trong binh pháp tôn tử do Tôn Vũ soạn thảo, kế 23 trong 36 kế có viết "Xa thì kết, gần thì đánh". Năm 1972, Trung Quốc bắt tay với Mỹ bằng bản thông cáo Thượng Hải.
Hai năm sau đó, Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Vào 41 năm trước, nhiều người trẻ đã bỏ lại những hoài bão tuổi đôi mươi đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình để dấn thân vào cuộc chiến chống lại quân xâm lược phương bắc để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Những người còn sống thì ôm trọn đau thương khi người bạn, người đồng chí, nhân dân của mình phải nằm lại vì hòa bình của dân tộc. Những giọt nước mắt không bao giờ lột tả được sự đau thương, những nổi đau giang dở.
Hãy cảm ơn khi bạn được sống trên đất nước ngàn năm không bao giờ khuất phục quân thù, nơi mà linh hồn dân tộc không bao giờ bị dập tắt, yêu tự do và tôn trọng tự do của quốc gia khác, và hãy cảm ơn những người nằm xuống vì quê hương tổ quốc.
TRUNG QUỐC CHIẾM ĐÓNG TRƯỜNG SA VÀ GIẾT CHIẾN SĨ CỦA TA
Ngày 14/03/1988 Trung Quốc đem lực lượng vũ trang tấn công và chiếm đóng các đảo: Gạc Ma, Lin Côn, Len Dao. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ chiếm đóng được Gạc Ma.
Khi tường thuật lại sự kiện những chiến sĩ hải quân trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ Việt Nam không cầm khỏi nước mắt. Xót xa vì mất đảo, xót xa về sự hy sinh của đồng đội.
Gạc Ma, Cô Lin, Len Dao là 3 bãi đá ngầm nhắm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đường tiếp tế của ta cho các điểm chốt giữ và đóng quân trên QĐ. Trường Sa. Nhận thấy âm mưu của Trung Quốc, rạng sáng 13/03/1988 Hải Quân Việt Nam điều 3 tàu vận tải: HQ604 (bảo vệ Gạc Ma) , HQ605 (bảo vệ Len Dao), HQ505 (bảo vệ Cô Lin).
Các tàu này chủ yếu chở các công binh (không có vũ khí) chuyển vật liệu để xây dựng các công trình khẳng định chủ quyền. Sáng 14/03/1988, Trong lúc 25 chiến sĩ chủ yếu là công binh (không có vũ khí) đang vận chuyển vật liệu từ tàu HQ604 thì hàng loạt tàu chiến Trung Quốc tới gây hấn, thả thuyền nhỏ đưa lính lên bãi giật quốc kỳ Việt Nam.
Lính trung quốc dùng súng bắn chết, dùng lưỡi lê đâm trọng thương chiến sĩ của ta. Bị quân ta đánh trả, quân Trung Quân dùng đạn pháo, súng máy tấn công nả vào các tàu và quân ta đang ở trên đảo Gạc Ma. Tuy nhiên vì chỉ còn vài khẩu AK và cuốc xẻng không thể chống trả.
Sau mỗi loạt đạn vùng biển quê hương lại thêm nhúng đỏ vì máu của những chiến sĩ hải quân. Cách Gạc Ma 12km, Trung Quốc bắn cháy và chìm tàu HQ605 để chiếm bãi Len Dao khiến 6 chiến sĩ hy sinh tại.
Tuy nhiên, các chiến sĩ vẫn bám trụ để bảo vệ vùng đất quê hương. Sau khi thấy 2 tàu ta bị bắn chìm, tàu HQ505 dù bị bắn chạy nhưng vẫn cố vượt qua đạn pháo kẻ thù lao lên bãi cạn vừa để cứu tàu vừa để khẳng định chủ quyền.
Đến chiều các tàu hải quân Việt Nam tới tiếp ứng, bảo vệ bãi Len Dao và Cô Lin và bảo vệ quân nhân. Đồng thời cứu vớt thương binh, tử sĩ đưa về đảo Sinh Tồn, tuy nhiên nhiều thi thể chiến sĩ của ta ở Gạc Ma và trong tàu HQ604 không thể tìm lại được vì bị Trung Quốc ngăn cản, đe dạo. Có 9 chiến sĩ bị bắt làm tù binh và 3 năm sau mới thả tự do.
32 năm trước, Gạc Ma chỉ là một bãi đá ngầm nơi những người lính tay không tất sắt, nắm tay nhau thằng một ngọn cờ bảo vệ tổ quốc. 32 năm sau, Gạc Ma đã là một căn cứ quân sự kiên cố của Trung Quốc với những họng súng, tên lửa chỉa về phía ngư dân, chiến sĩ và đất nước ta.
32 năm trước nhiều chiến sĩ tân bình lần đầu ra Trường Sa háo hức và sẵn sàng bảo vệ quê hương, với những sống sót đó là ký ức đau thương, đó là sự mất mát về quê hương và đồng đội.
Mỗi khi nhắc lại sự kiện này, bên cạnh sự căm phẫn trước hành động ngang ngược, tàn bạo của kẻ thù. Trong lòng mỗi người lại dâng lên niềm xót thương và sự cảm phục trước tinh thần của những người lính hải quân - những người con đất Việt anh hùng đã làm nên “vòng tròn bất tử Gạc Ma”. Trước thời vua Minh Mạng nước ta đã khẳng định chủ quyền biển đảo, Nhưng ông là người khẳng định chủ quyền rõ ràng Hoàng Sa - Trường Sa.
VỊNH HẠ LONG
Có gần 2.000 hòn đảo đá cao và hiểm trở nằm trên Vịnh Hạ Long. Nó bao gồm hai loại: Đá vôi và Phiến thạch.