Ngày 14/03/1988, Trung Quốc đem lực lượng vũ trang tấn công và chiếm đóng các đảo ở Trường Sa. 32 năm trước, Gạc Ma chỉ là một bãi đá ngầm nơi những người lính tay không tất sắt, nắm tay nhau thằng một ngọn cờ bảo vệ tổ quốc. 32 năm sau, Gạc Ma đã là một căn cứ quân sự kiên cố của Trung Quốc với những họng súng, tên lửa chỉa về phía ngư dân, chiến sĩ và đất nước ta. 32 năm trước nhiều chiến sĩ tân bình lần đầu ra Trường Sa háo hức và sẵn sàng bảo vệ quê hương, với những sống sót đó là ký ức đau thương, đó là sự mất mát về quê hương và đồng đội.
Một thực tế là đa số tư liệu ảnh về trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma năm 1988 là từ phía Trung Quốc, do họ là bên chủ động tấn công nên có chuẩn bị về mặt hình ảnh. Trong này gồm một số tư liệu ảnh lấy từ Baidu, Jianglishi,...và một số diễn đàn quân sự Trung Quốc về trận chiến và việc xây dựng nhà giàn trên các đảo chiếm trái phép sau năm 1988. Bên cạnh đó là một số hình ảnh tưởng niệm liệt sĩ của chúng ta trong năm 1988.
Tàu chiến Trung Quốc đang tiến về Trường Sa để thực hiện kế hoạch xâm lăng, Ành: Baidu
Chỉ huy tàu 502 của Trung Quốc: Chen Weiwen (phải) và Xu Changyin (trái), Ảnh: Baidu
Tàu phía Trung Quốc: Khu trục 502 Nam Sung , Ảnh: Baidu
Tàu phía Trung Quốc: Khu trục 531 Ưng Đàm, Ảnh: Baidu
Tàu phía Trung Quốc: Khu trục 556 Tương Đàm , Ảnh: Baidu
Tàu phía Việt Nam: tàu đổ bộ HQ 505, Ảnh: Baidu
Tàu phía Việt Nam: tàu HQ 604, Ảnh: Baidu
Tàu phía Việt Nam: tàu HQ 605, Ảnh: Baidu
Tàu ta đang chìm dần, Ảnh: Baidu
Tàu HQ505 của ta đang bị bắn, Ảnh: Baidu
Khu trục 556 của Trung Quốc đang tấn công tàu HQ 605 của ta
Tàu HQ604 bị bắn và chìm
Tàu 531 của Trung Quốc được chào đón khi trở về, để lại cho nhân dân Việt Nam những đớn đau khó tả
9 chiến sĩ của ta bị kẻ thù bắt giữ làm tù binh
Binh sĩ duy nhất của Trung Quốc bị thương trên tàu 502 Nam Sung
Khi kẻ thù đang ăn mừng chiến thắng vô nhân đạo của mình, thì Việt Nam phải làm lễ an táng cho các chiến sĩ anh hùng bảo vệ biên cương, tinh thần cả nước sục sôi vì sự ngang tàng của Trung Quốc.
Ảnh chụp năm 2013 cho rằng HQ 604 của ta vẫn chìm dưới đáy biển
Các hình ảnh xây nhà giàn trái phép Thế hệ thứ nhất của Trung Quốc
Nhà Giàn thế hệ 2, ở phía xa là thế hệ 1
Nhà giàn mới thế hệ thứ 3 - bên cạnh thế hệ thứ 2 bị bỏ hoang
Ngày 14/03/1988 Trung Quốc đem lực lượng vũ trang tấn công và chiếm đóng các đảo: Gạc Ma, Lin Côn, Len Dao. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ chiếm đóng được Gạc Ma.
Khi tường thuật lại sự kiện những chiến sĩ hải quân trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ Việt Nam không cầm khỏi nước mắt. Xót xa vì mất đảo, xót xa về sự hy sinh của đồng đội.
Gạc Ma, Cô Lin, Len Dao là 3 bãi đá ngầm nhắm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đường tiếp tế của ta cho các điểm chốt giữ và đóng quân trên QĐ. Trường Sa.
Nhận thấy âm mưu của Trung Quốc, rạng sáng 13/03/1988 Hải Quân Việt Nam điều 3 tàu vận tải: HQ604 (bảo vệ Gạc Ma) , HQ605 (bảo vệ Len Dao), HQ505 (bảo vệ Cô Lin). Các tàu này chủ yếu chở các công binh (không có vũ khí) chuyển vật liệu để xây dựng các công trình khẳng định chủ quyền.
Sáng 14/03/1988, Trong lúc 25 chiến sĩ chủ yếu là công binh (không có vũ khí) đang vận chuyển vật liệu từ tàu HQ604 thì hàng loạt tàu chiến Trung Quốc tới gây hấn, thả thuyền nhỏ đưa lính lên bãi giật quốc kỳ Việt Nam. Lính trung quốc dùng súng bắn chết, dùng lưỡi lê đâm trọng thương chiến sĩ của ta.
Bị quân ta đánh trả, quân Trung Quân dùng đạn pháo, súng máy tấn công nả vào các tàu và quân ta đang ở trên đảo Gạc Ma. Tuy nhiên vì chỉ còn vài khẩu AK và cuốc xẻng không thể chống trả. Sau mỗi loạt đạn vùng biển quê hương lại thêm nhúng đỏ vì máu của những chiến sĩ hải quân.
Cách Gạc Ma 12km, Trung Quốc bắn cháy và chìm tàu HQ605 để chiếm bãi Len Dao khiến 6 chiến sĩ hy sinh tại. Tuy nhiên, các chiến sĩ vẫn bám trụ để bảo vệ vùng đất quê hương.
Sau khi thấy 2 tàu ta bị bắn chìm, tàu HQ505 dù bị bắn chạy nhưng vẫn cố vượt qua đạn pháo kẻ thù lao lên bãi cạn vừa để cứu tàu vừa để khẳng định chủ quyền. Đến chiều các tàu hải quân Việt Nam tới tiếp ứng, bảo vệ bãi Len Dao và Cô Lin và bảo vệ quân nhân. Đồng thời cứu vớt thương binh, tử sĩ đưa về đảo Sinh Tồn, tuy nhiên nhiều thi thể chiến sĩ của ta ở Gạc Ma và trong tàu HQ604 không thể tìm lại được vì bị Trung Quốc ngăn cản, đe dạo. Có 9 chiến sĩ bị bắt làm tù binh và 3 năm sau mới thả tự do.
Mỗi khi nhắc lại sự kiện này, bên cạnh sự căm phẫn trước hành động ngang ngược, tàn bạo của kẻ thù. Trong lòng mỗi người lại dâng lên niềm xót thương và sự cảm phục trước tinh thần của những người lính hải quân - những người con đất Việt anh hùng đã làm nên “vòng tròn bất tử Gạc Ma”.
Trước thời vua Minh Mạng nước ta đã khẳng định chủ quyền biển đảo, Nhưng ông là người khẳng định chủ quyền rõ ràng Hoàng Sa - Trường Sa.
Nguồn: Tổng hợp