Hổ có tên khoa học là Panthera tigris, là động vật lớn nhất thuộc họ Mèo (Felidae). Hổ theo tiếng địa phương còn được gọi là cọp, hùm, kễnh, chúa sơn lâm…Trong tự nhiên, xét về kích thước thì hổ là loài thú ăn thịt trên cạn lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau gấu trắng và gấu nâu. Môi trường sống của hổ là các cánh rừng rậm rạp hoặc có các đồng cỏ lớn, nơi chúng có thể nguy trang dễ dàng để săn mồi hoặc lẩn tránh kẻ thù.
Hổ có khả năng leo trèo rất tốt, chỉ kém mèo nhà, tuy nhiên chúng lại rất phát triển về khả năng bơi lội. Trong tự nhiên, hổ sống đơn độc và chỉ kết đôi khi đến mùa giao phối. Chúng là mắt xích cuối cùng trong các chuỗi thức ăn. Tất cả các loài động vật đều có thể là con mồi của hổ, chủ yếu là các loài động vật tầm trung như hươu, nai, trâu, bò…đến các loài động vật cỡ nhỏ như thỏ, gà, vịt…
Các loại động vật lớn như voi cũng có thể trở thành con mồi của hổ trong những hoàn cảnh đặc biệt. Hiện nay, hổ sinh sống và phân bố tại các nước châu Á như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Iran, Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan… Ở Việt Nam, số lượng hổ đang có xu hướng giảm dần, chỉ còn sinh sống ở các vùng rừng hẻo lánh tại biên giới các nước Việt Nam-Lào, Nghệ An, Lâm Đồng.
Trong vòng một thế kỉ trở lại đây, số lượng hổ trên thế giới giảm dần nhanh chóng, do tệ nạn săn bắn trái phép. Hổ bị săn bắn chủ yếu để lấy da, lông, răng, xương cốt và một số bộ phận khác. Theo ước tính, số lượng hổ hoang dã ở Việt Nam chỉ còn khoảng 200 con. Trên thế giới có rất nhiều giống hổ, tùy thuộc vào vị trí địa lý và môi trường khí hậu thì lại có kích thước khác nhau.
Trung bình hổ đực dài từ 2.6 đến 3.3m, nặng từ 150 đến 360 kg. Hổ cái dài trung bình từ 2.3 đến 2.75m, nặng trung bình từ 100 đến 160kg. Loài hổ lớn nhất thế giới là giống hổ Siberi với chiều dài có thể đạt đến 3.5m và cân nặng là 360kg. Loài hổ nhỏ nhất thế giới là giống hổ Sumatra với chiều dài khoảng 2.6m và cân nặng trung bình từ 75 đến 140kg.
Loài hổ nói chung đều có thân hình dài, thon để dễ dàng di chuyển và săn mồi. Đa phần các giống loài hổ có màu vàng, sọc đen trắng ở ngực, đuôi, chân và cổ. Màu lông vàng có thể thay đổi từ vàng đậm, cam cho đến đỏ nhất. Cũng có nhiều biến thể về màu lông khác nhau được ghi nhận lại như:
Hổ là loài sống đơn độc. Mỗi con hổ có một lãnh địa riêng, có thể kéo dài tới 160km. Chúng chỉ gặp nhau và sống chung khi tới mùa giao phối, từ tháng 2 cho tới tháng 11 hàng năm. Mỗi lần bắt cặp của hổ đực và hổ cái có thể kéo dài từ 5-7 ngày, một ngày có thể quan hệ từ 2-3 lần và thời gian mỗi lần không quá 1 phút.
Khi hổ cái đã thụ thai thành công, chúng gầm gừ và đuổi hổ đực đi. Thời gian mang thai trung bình của hổ cái là 105 ngày, trung bình là 2 hổ con. Cũng có trường hợp mang thai từ 1-5 hổ con. Tỉ lệ sống sót của hổ con sau sau là khá thấp. Do đó hổ mẹ sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng chúng cho đến khi trưởng thành, thường là 3 năm. Cũng có trường hợp hổ đực, hổ cái và hổ con sinh sống với nhau thành đàn, tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm gặp.
Nguồn: khoahoc.tv