Cái chết không phải là hết đối với những người được chôn cất ở nghĩa trang Père Lachaise ở Paris. Những lăng mộ và ngôi mộ của họ bị làm phiền mỗi ngày bởi hàng trăm khách du lịch kiếm tìm nghĩa trang của những cư dân nổi tiếng cũng như những người không được nổi tiếng. Nghĩa trang Père Lachaise được xây dựng từ năm 1804 khi thành phố không còn chỗ cho những ngôi mộ mới và nơi này được đặt tên theo người xưng tội của Louis XIV, Père François de la Chaise (1624–1709), ông sống ở một ngôi nhà gần nghĩa trang.
Tại thời điểm đó, người dân địa phương cho rằng nghĩa trang nghĩa trang Père Lachaise cách quá xa thành phố nên trong năm đầu tiên, chỉ có 13 nấm mồ trong nghĩa trang. Tuy nhiên, những người quản lý đã đưa ra một kế hoạch: chuyển di hài của Jeans de La Fontaine (nhà thơ ngụ ngôn) và Molière (nhà viết kịch) - hai nghệ sĩ nổi tiếng nhất ở Pari, đến Père Lachaise một cách phô trương với hi vọng mọi người sẽ muốn được chôn cất gần những vị anh hùng nổi tiếng của Pháp.
Chiến thuật này đã có hiệu quả và kêu gọi mọi người tới an táng gần những “cư dân” nổi tiếng của nghĩa trang Père Lachaise. Ngày nay, có hơn một triệu người được chôn cất ở đây và nó vẫn đang tiếp tục hoạt động nhưng bạn phải sống hoặc chết ở Pari để được an táng tại nghĩa trang này. Thức dậy vào một buổi sáng đẹp trời, tôi đến nghĩa trang để chiêm ngưỡng những ngôi mộ và lăng mộ của người đã khuất. Mặc dù đến đây vào lúc trời mưa có vẻ hợp lý hơn nhưng tôi vẫn đi vào lúc trời nắng vì tôi không mang theo ô khi đến du lịch Paris.
Con người luôn có một niềm đam mê kỳ lạ với cái chết – chúng ta đã viết, hát và suy ngẫm về nó từ lâu. Chúng ta dành phần lớn cuộc đời để duy nghĩ về câu hỏi muôn thuở đó: “Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi ta chết?”. Vì vậy, tôi không hề ngạc nhiên khi một nghĩa trang lại trở thành điểm thu hút khách du lịch của Paris. Đối với tôi, đi bộ giữa những ngôi mộ của người chết vừa khó chịu vừa thú vị. Khó chịu bởi tôi nghĩ rằng thật kỳ lạ khi làm phiền những người đã khuất, đến ngắm nghía ngôi mộ của họ như thể đó là triển lãm trong bảo tàng vậy.
Nhưng tôi luôn bị thu hút bởi cuộc đời của họ khi đến Père Lachaise ở Paris. Họ từng là những ai? Cuộc sống của họ như thế nào? Họ vui hay buồn? Tôi thích tưởng tượng những con người đó trải qua những thăng trầm trong cuộc sống như những thứ chúng ta đang phải đối mặt hoặc chứng kiến một sự kiện lịch sử nào đó mà giờ sự kiện đó xuất hiện trong sách lịch sử. Khi bạn di chuyển trong nghĩa trang, rất dễ để bị lạc giữa những hầm mộ khổng lồ và những rặng cây. Với diện tích 110 mẫu Anh, nghĩa trang Père Lachaise nằm dọc theo một ngọn đồi.
Phần cũ hơn của nghĩa trang có những con đường quanh co với những cái tên dài còn những ngôi mộ mới được đặt gọn gàng như những khu nhà trong thành phố. Những ngôi mộ phủ đầy rêu và những con người lát đá cuội rợp bóng cây che lấp đi âm thanh nhộn nhịp của thành phố. Tất cả những gì còn lại là tiếng bước chân của bạn và tiếng quạ kêu nhắc nhở rằng cái chết đang ở xung quanh bạn. Những du khách đi du lịch Paris thường bị thu hút đến nghĩa trang bởi những người nổi tiếng được chôn cất ở đây:
Trong thời gian tôi đến du lịch Paris, tôi đã đến nghĩa trang này, dạo qua những ngôi mộ và bị ấn tượng bởi sự tĩnh lặng cũng như sự hào nhoáng của những ngôi mộ. Rất nhiều các lăng mộ đều trông có vẻ như chúng dành cho những vị vua nào đó, chúng được trang trí công phu với những bức tượng, tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc về các thiên thần và các cảnh tang tóc. Những người này muốn mọi người nhớ đến mình. Tuy nhiên, có những người dường như muốn điều ngược lại.
Những ngôi mộ của người nổi tiếng thường đơn giản nhất như thể họ không muốn ánh hào quang khi họ còn sống sẽ theo họ đến khi họ đã chết. Tôi dành hàng giờ tham quan Père Lachaise ở Paris, tôi thường ngồi trong im lặng, suy ngẫm về những con người đã khuất được chôn cất trong nghĩa trang. Ghé thăm ngôi mộ của những người mà tôi ngưỡng mộ làm tôi cảm thấy như mình có một sự kết nối kì lạ với họ. Tôi tôn trọng và cảm ơn họ vì ảnh hưởng của họ đối với cuộc sống của tôi.
Nghĩa trang Père Lachaise nằm ở số 16 rue du Repos. Cách tốt nhất để đến đó là đi tuyến xe số 2 hoặc 3 và xuống ở trạm dừng “Père-Lachaise” rồi đi bộ xuống phố. Nghĩa trang mở cửa từ 8 giờ sáng mỗi ngày (9 giờ sáng vào chủ nhật) đến 5 giờ 30 hoặc 6 giờ.
Nguồn: onetour.vn