Tìm hiểu về con rươi

Con Rươi hay còn gọi với một cái tên khác: “Rồng đất” là một loại loại động vật còn khá mới mẻ trong tiềm thức của người dân. Con Rươi thực chất là là một loài sinh vật thuộc họ giun.

Con Rươi hay còn gọi với một cái tên khác: “Rồng đất” là một loại loại động vật còn khá mới mẻ trong tiềm thức của người dân. Con Rươi thực chất là là một loài sinh vật thuộc họ giun, có nhiều tơ và nhiều chân, đa dạng về loài. Chúng chủ yếu sống ở vùng nước lợ và các con sông hay có thủy triều lên xuống. Loài rươi sống ở vùng nước mặn gọi là rươi biển. Rươi thường biết đến là loài đặc sản hiếm có, khó tìm với hương vị thơm ngon, mang nhiều giá trị về ẩm thực và dinh dưỡng, văn hóa và kinh tế…

Cấu tạo rươi gồm 3 phần: đầu rươi, thân rươi, thùy đuôi của rươi. Thuộc họ giun, rươi có hình dạng rất giống con giun nhưng thân hình dẹp hơn và có chân. Chúng có chiều dài thân từ 6-7cm, chiều ngang từ 5-6cm. Thân rươi bao gồm nhiều đốt, các đốt này có màu sắc đa dạng từ trắng, nâu nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt, đỏ hồng… Một con rươi trên thân có từ 50-65 đốt, càng xuôi về phía đuôi các đốt càng rộng, trên lưng có các túm tơ dài. Khi đã trưởng thành, rươi sẽ bước vào thời kỳ sinh sản.

Khi dinh dưỡng đã tích đủ, chúng trồi lên trên mặt đất. Lúc này, thân rươi co lại chỉ ngắn khoảng 3-5cm nhưng cơ thể sẽ to hơn. Trong môi trường sống trong nước tự nhiên, rươi sống gần bề mặt đáy. Lúc này, sự vận động của các chi diễn ra liên tục như các vây bơi. Ngoài việc trườn bò nhỏ các chi , sự uốn lượn tạo sang của toàn cơ thể, còn có chuyển động nhờ sự hô hấp của rươi trong lúc đang di chuyển. Nhờ đó mà lớp nước xung quanh rươi luôn luôn xao động giúp rươi có thể thay đổi được nguồn nước luôn mới, tạo ra giàu oxy hơn và giúp chúng hô hấp được tốt hơn.

Thức ăn của rươi chủ yếu là mùn bã hữu cơ, xác động vật và các sinh vật phù du trôi nổi trong nước và trong các lớp bùn cát. Rươi Biển rất ít di chuyển từ nơi này sang nơi khác và thường di chuyển rất nhiều của các đợt thuỷ triều cũng như các môi trường vùng cửa sông ven biển nơi rươi hay sinh sống. Rươi bao gồm các cá thể phân tính đực cái. Tuy nhiên, người ta rất khó phân biệt giới tính đực cái của chúng, chỉ có những nhà nghiên cứu chuyên sâu hoặc những người có hiểu sâu mới có thể phát hiện.

Trong quá trình sinh sản, rươi tự tách rời phần đuôi nơi chứa tế bào sinh dục, phóng tinh trùng và trứng vào nước để kết hợp thành bào tử. Phần đuôi bị tách rời này sẽ phát triển lại trong vòng 1 năm sau đó. Vai trò của rươi biển cùng vô số các giun nhiều tơ khác sống ở vùng triều cửa sông ven bờ, các bờ biển nước lợ là đối tượng thuỷ đặc sản quan trọng. Chúng có vai trò to lớn trong việc cải thiện các chất mùn bã hữu cơ và xác động vật chết trong chuỗi chu trình chu chuyển vật chất của hệ sinh thái vùng triều, xử lý các chất thải hữu cơ, tạo nên độ màu mỡ, tơi xốp và làm sạch cho các vùng đất ngập nước.

Chính nhờ khả năng tự lọc, làm sạch thuỷ vực nên rươi biển còn được một số các nhà khoa học biển coi trọng và quan tâm xem như là các sinh vật chỉ thị mức ô nhiễm môi trường bằng cách xác định mật độ quần thể, sản lượng và tần suất xuất hiện tại một vùng cửa sông nào đó ở Việt Nam. Ngoài việc cải tạo môi trường biển, rươi biển còn là một loài động vật biển mang lại kinh tế cao cho người dân nhiều vùng ở Việt Nam. Rươi là một động vật quý hiếm nên giá thành cao.

Vào mùa cao điểm, giá thu mua có khi cao tới 400 – 600 nghìn đồng/1 cân, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Tuy vậy, việc nuôi bắt rươi cũng khá khó khăn. Người nuôi rươi phải cải tạo môi trường sống của rươi luôn sạch sẽ, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học hay thuốc trừ sâu. Dù vậy, người nuôi rươi cũng không thể tác động đến số lượng và chất lượng của chúng. Việc đánh bắt rươi cũng không biết trước cụ thể là ngày nào, chúng chỉ nổi lên khỏi mặt nước trong 1-2 tiếng vào một số ngày trong 3 tháng mùa thu ở miền Bắc.

Rươi đã đi vào nhiều ca dao tục ngữ, là một nét văn hóa lâu đời trong nếp sống của người Việt ta. Giá trị của rươi ngày càng cao hơn khi số lượng loài sinh vật này ngày càng khan hiếm hơn. Có lẽ giá trị ẩm thực chính là nguyên nhân người ta biết đến rươi nhiều nhất. Đây là món đặc sản được nhiều người săn lùng mỗi độ thu về. Hương vị đặc biệt của rươi khiến người nào ăn một lần là cứ nhớ mãi. Rươi được đánh giá cao nhất về cả số lượng và chất lượng là rươi Tứ Kỳ – Hải Dương.

Đặc sản rươi được chế biến thành nhiều món ăn ngon như Chả Rươi, rươi kho nồi đất, rươi nướng lá lốt, rươi xào củ niễng,…Gia vị không thể thiếu khi nấu các món rươi là lá gừng và vỏ quýt. Mỗi món ăn mang hương vị khác nhau nhưng đều có vị ngon ngọt của rươi rất khác biệt. n rươi không chỉ bởi vị ngon béo ngậy của nó, rươi còn là nguồn dinh dưỡng quý giá với nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đây cũng là vị thuốc tự nhiên có tác dụng điều trị một số chứng bệnh như khó tiêu, tiêu chảy, ho có đờm, điều khí… và bồi bổ cơ thể.

Tuy nhiên cần cẩn trọng trong quá trình chế biến rươi, tránh để xảy ra tình trạng dị ứng, ngộ độc do sơ chế rươi không đúng cách. Chế biến hay bảo quản không đúng cách cũng khiến rươi mất đi vị ngon và những chất dinh dưỡng quý giá. Rươi là lộc của trời cho. Khi được bảo quản và chế biến đúng cách, đây sẽ là món ăn ngon và bổ dưỡng để bạn dành tặng gia đình trong bữa ăn sum vầy ấm áp.

Nguồn: ruoi.com.vn

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay