Một loại tảo xanh đã được các nhà sinh vật học Ấn Độ tìm thấy trong một chuyến thăm quần đảo Andaman và Nicobar vào năm 2019, theo BBC. Các nhà khoa học từ Đại học Trung tâm Punjab đã tốn nhiều công sức, mất gần 2 năm để xác thực rằng loài tảo này lần đầu tiên được phát hiện, đặc biệt là ở quần đảo này trong gần 4 thập kỷ qua.
Họ đã đặt tên cho loài tảo xanh là Acetabularia jalakanyakae. Jalakanyaka trong tiếng Phạn nghĩa là nàng tiên cá và nữ thần đại dương. Các nhà khoa học cho biết họ lấy cảm hứng từ nhân vật nàng tiên cá trong câu chuyện cổ tích cùng tên của nhà văn Hans Christian Anderson. Tiến sĩ Felix Bast, chủ nhiệm của nghiên cứu, cho biết: “Loài thực vật được phát hiện này thật tuyệt vời. Nó có thiết kế phức tạp giống như 'đuôi của nàng tiên cá'".
Đặc điểm chính của loài thực vật này là được tạo thành từ một tế bào khổng lồ có nhân. Về mặt sinh học, hiện tượng này được gọi là “tế bào hệ số". Các nhà khoa học đã dành hơn 18 tháng để giải trình tự ADN và so sánh hình dạng của nó với các loài khác trong phòng thí nghiệm. Khám phá mới này đã được đăng trên chuyên san Indian Journal of Geo-Marine Sciences.
Quần đảo Andaman và Nicobar vẫn có một số rạn san hô khỏe còn tồn tại trên thế giới. Những rạn san hô này hỗ trợ nhiều sinh vật khác, trong đó có rất nhiều loài tảo. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết sự thay đổi khí hậu dưới hình thức nhiệt độ nước biển tăng lên và hiện tượng aixt hóa đại dương đang gây ra sự đe dọa to lớn cho môi trường. Theo tiến sĩ Bast, nhiệt độ nước biển tăng làm giảm nồng độ oxy trong nước, gây tác hại đến tất cả sinh vật phụ thuộc vào oxy để sống, trong đó có cả loài tảo "tiên cá".
Nguồn: Zing