Bir Tawil - Vùng đất vô chủ duy nhất trên thế giới

Ở Phi châu có một vùng đất rộng khoảng 2000km2 nhưng vô chủ, vô thừa nhận, về cơ bản là không quốc gia nào thèm nó. Vùng đất này tên Bir Tawil nằm ở biên giới Sudan và Ai Cập.

Ở Phi châu có một vùng đất rộng khoảng 2000km2 nhưng vô chủ, vô thừa nhận, về cơ bản là không quốc gia nào thèm nó. Vùng đất này tên Bir Tawil nằm ở biên giới Sudan và Ai Cập. Đây được coi là vùng đất duy nhất nơi con người sinh sống được mà lại không có quốc gia nào tuyên bố chủ quyền, ngoại trừ một vài miếng đất nhỏ dọc sông Danube trên biên giới Croatia - Serbia.

Bir Tawil là hệ lụy của việc chia cắt biên giới vô tội vạ của thực dân phương Tây. Năm 1899, khi Anh kiểm soát Ai Cập và Sudan, họ vẽ biên giới theo vĩ độ 22. Tuy nhiên vào năm 1902, một đường biên giới khác lại được vẽ chồng lên, giao nhau với đường biên giới cũ tạo thành hai vùng Bir Tawil và Tam giác Hala’ib dựa trên đặc điểm cư dân của hai nước.

Giờ mới mệt. Khi hai nước độc lập, Ai Cập khẳng định biên giới năm 1899 còn Sudan thì theo đường năm 1902, vì cả hai đều muốn có tam giác Hala’ib giàu tài nguyên. Nếu một trong hai nước chấp nhận lấy Bir Tawil thì đồng nghĩa Tam giác Hala’ib thuộc về đối phương. Hơn nữa, Bir Tawil chả có gì ngoài… cát, không giáp biển, không có dân cư, nói chung là vô ích nên chẳng có cớ gì phải sáp nhập nó vào lãnh thổ của mình cả.

Bir Tawil trở nên cô độc như vậy từ đó trong suốt 100 năm qua. Năm 2014, một ông bố người Mỹ cắm cờ tự tuyên bố chủ quyền trên mảnh đất này để thoả lòng mong ước muốn làm công chúa của cô con gái 7 tuổi. Tuy nhiên đại diện đại sứ quán Sudan ở Mỹ đã lên tiếng rằng “đây là chuyện của hai nước” và bên thứ ba không được tham gia vào.

Nguồn: Hoang-Manh Phuc

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay