Chiến tranh luôn chứa đựng nhiều thương đau và mất mát mà trong hàng nghìn năm qua chúng chưa dừng lại. Việt Nam là đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh nhưng vẫn đem trong mình lòng yêu nước và hòa bình khiến nhiều nước phải nể phục. Những vụ thảm sát hàng loạt được hình thành và bất chấp luật pháp và nhân quyền. Vụ thảm sát Thạch Phong ở Bến Tre là một vụ thảm sát tiêu biểu và để lại cho người dân Việt Nam những đau đớn và mất mát không thể diễn tả được.
Thạnh Phong là một xã nghèo ven biển ở Bến Tre. Đây là một căn cứ địa cách mạng, nơi tiếp nhận chi viện vũ khí từ miền Bắc theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Thời đó, vùng này bị chính quyền Sài Gòn đánh dấu là vùng bắn tự do (free-fire zone). Người dân được yêu cầu di tản đến các “ấp chiến lược”, những ai không hợp tác có thể bị coi là Việt Cộng hoặc “cảm tình Cộng Sản”. Lính Mỹ thỉnh thoảng lại đến đây tra khảo thông tin, nghi ngờ sao trong làng không có đàn ông thanh niên, có phải tham gia Việt Cộng hết rồi không.
Bob Kerrey năm đó 25 tuổi, chỉ huy nhóm biệt kích 7 người của lực lượng SEAL, Hải quân Mỹ. Họ được huấn luyện để thực hiện các cuộc đột kích nguy hiểm: xuất hiện lặng lẽ và bất ngờ trong bóng tối, tấn công và giết hoặc bắt thủ lĩnh đối phương, rồi nhanh chóng biến vào màn đêm. Cả nhóm mới sang Việt Nam được mấy tuần và chưa được thực hiện một nhiệm vụ đáng kể nào. Cách đó 12 ngày, do có tin tình báo là bí thư xã (của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, phía Nam Việt Nam thường gọi là Việt Cộng) sẽ về làng, nên nhóm của Kerrey đã đến đây, tụ tập người dân lại tra khảo nhưng không tìm ra gì, rồi cho về.
Báo cáo ghi lục soát 2 nhà tranh, “tra khảo 14 phụ nữ và một trẻ em”. Sau đó ít lâu, lại có tin tình báo là bí thư xã sẽ về làng tổ chức 1 cuộc họp, lần này có cả 1 chỉ huy quân cách mạng. Đêm 25/2/1969, không trăng, nhóm của Kerrey lặng lẽ quay trở lại theo đường kênh rạch trên một tàu tuần tra. Địa điểm đã được khảo sát trước, và vị trí nghi tổ chức cuộc họp được đánh dấu. Lần này họ muốn thực hiện nhiệm vụ một cách bất ngờ. Không có người Việt dẫn đường hay phiên dịch đi kèm.
Vị trí tương đối nơi xảy ra sự kiện - Ấp 5 (thường gọi là Khâu Băng), xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Lên bờ đi được 1 đoạn, nhóm lính gặp 1 căn nhà tranh. Có 5 người nằm trong đó. Cho rằng nếu bỏ qua thì những người trong căn nhà này sẽ báo động vào trong làng, đám lính giết toàn bộ. Dùng dao để không gây động. Tuy vậy, tiếng kêu khóc của các nạn nhân làm vài tên lính lo bị lộ và muốn hủy kế hoạch. Nhưng rồi cả nhóm vẫn quyết định tiếp tục. Lần mò đi sâu vào xóm, chừng 15 phút sau, đám lính bắt gặp 1 cụm dăm nhà tranh khác, ánh đèn vàng hoe hoắt bên trong.
Tại đây, chúng xả súng bắn chết 15 hoặc 16 người nữa, tất cả là phụ nữ và trẻ em. Sau đó rời đi. Không tìm thấy “cán bộ Việt Cộng” hay vũ khí gì. Khi đã yên vị trên tàu, Kerrey báo cáo bằng radio với cấp trên rằng đã tiêu diệt 21 tên Việt Cộng. Ông được tặng Huy chương Sao Đồng vì “thành tích” này. Thấy hay? Chia sẻ Chỉ 3 tuần sau, Kerrey bị thương, cụt 1 phần chân trong 1 cuộc đột kích khác ở Hòn Tằm (Nha Trang), và kết thúc cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi tại Việt Nam với vỏn vẹn 2 chiến dịch.
Ông được tặng Huân chương Danh dự, phần thưởng cao quý nhất của quân đội Mỹ cho chiến dịch ở Hòn Tằm, và trở về nước với tư cách anh hùng của cuộc chiến. Trong suốt 30 năm, 7 thành viên nhóm biệt kích của Kerrey không hé răng về những chuyện xảy ra ở Thạnh Phong. Về phần Kerrey, khi về nước ông trở thành triệu phú nhờ kinh doanh chuỗi nhà hàng và phòng tập khá thành công, sau rẽ sang chính trị, làm tới thống đốc rồi thượng nghị sỹ, tham gia cuộc đua vào Nhà trắng năm 1992 nhưng thất bại trước Bill Clinton.
ảnh minh họa
Sự nghiệp chính trị sau đó vẫn rất suôn sẻ, Kerrey định bụng sẽ tranh cử tổng thống lần nữa vào năm 2000. Nhưng có 1 việc xảy ra làm hỏng tham vọng chính trị của ông. Vào năm 1998, nhà báo Gregory Vistica, khi đó làm việc cho tuần báo Newsweek, bắt đầu điều tra về vụ việc ở Thạnh Phong. Khi Vistica tìm thấy những tài liệu cho thấy người bị giết là phụ nữ và trẻ em, Kerrey đã đồng ý hợp tác. Liên tục những cuộc gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại, email giữa 2 người.
Ít lâu sau Kerrey tuyên bố bỏ ý định tranh cử tổng thống lần nữa, và sẽ không tái cử thượng nghĩ sỹ. Quyết định khi đó làm nhiều người bất ngờ. Ông giải thích là muốn dành thời gian để chăm lo tinh thần cũng như chuyển hướng sang giáo dục. Tuần báo Newsweek sau đó đã không đăng bài phóng sự của Vistica. Thêm 1 năm điều tra, đến tháng 4/2001, cuối cùng câu chuyện cũng hoàn tất, chuẩn bị lên trang bìa tạp chí New York Times và phát sóng trong chương trình 60 Minutes II của đài CBS.
Chỉ hơn 1 tuần trước khi phát hành, Kerrey đã chủ động thú nhận trước sự việc trong 1 cuộc nói chuyện tại Học viện Quân sự Virginia. Sau đó, ông nhận trả lời của các báo đài khác về vụ việc. Rõ ràng là New York Times và CBS không thích điều này.
Trong suốt hơn 2 năm điều tra, Kerrey đã nhiều lần điều chỉnh các chi tiết trong câu chuyện của mình. Sau khi vụ việc được đăng tải, Kerrey vẫn tiếp tục nhớ lại và thay đổi các chi tiết. Phần dưới đây cố gắng tóm tắt ý của ông. Khi đi vào ngôi làng, nhóm gặp 1 căn nhà mà không biết trước do không có trong thông tin tình báo trước đó. Ambrose và Klann đi trước kiểm tra rồi quay lại báo cho Kerrey “Có vài người đàn ông, chúng tôi sẽ xử lý”. Kerrey cho biết ông không cần ra lệnh tiêu diệt mà những người trong nhóm tự biết cần làm thế nào, vì đây là cách họ đã được huấn luyện để tránh bại lộ, nếu không sẽ phải hủy cuộc đột kích.
Đây có thể là ngôi nhà canh gác. Kerrey thừa nhận ông có thể ngăn việc giết chóc nhưng đã không làm thế. Ông khẳng định không tự tay hay giúp sức giết những người này, là Klann và Ambrose xử lý hết. Ông thậm chí không nhìn trong nhà và không biết những ai trong đó.
Kerrey cũng trả lời rằng không thể bắt những người trong nhà làm tù binh được, vì còn phải tiếp tục nhiệm vụ, không thể vướng chân vướng tay hay gây động. Tiêu diệt xong những người trong ngôi nhà, toán lính men theo bờ ruộng đi sâu vào làng. Được một lúc, họ phát hiện phía trước chừng 100 yards (91.44 mét) có 1 cụm nhà tranh. Bỗng có tiếng súng từ xa bắn về phía họ (về sau ông có nói lại là cũng có thể là tiếng động gì đó ông nhầm là tiếng súng).
Cho rằng có thể là phục kích của Việt Cộng, Kerrey ra lệnh bắng súng chống tăng M72 LAW về phía các ngôi nhà. Sau đó, đám lính vừa xả súng trường tự động liên hồi vừa tiến về phía trước. Theo báo cáo 1200 viên đạn được bắn ra. Điều tôi sẽ nhớ cho đến chết là khi tôi bước vào và thấy, tôi không rõ, khoảng 14 xác, tôi thậm chí không biết con số chính xác, phụ nữ và trẻ em bị bắn chết. Tôi cứ tưởng sẽ thấy xác Việt Cộng chết cùng với vũ khí, hóa ra toàn phụ nữ và trẻ em.
Kerrey không giải thích vì sao bắn ở khoảng cách xa gần 100 mét trong bóng tối không thấy đối phương lại có thể giết sạch từng người như vậy, và hơn nữa, tại sao họ lại chạy ra khỏi nhà xúm lại để chết cạnh nhau. Họ phải trốn xuống trảng kê (hầm trú ẩn) mới đúng chứ. Ông trả lời ông không biết. Một báo cáo sau đó của Kerrey cho cấp trên viết rằng, khi họ tiến vào thì thấy có một số người bỏ chạy, và toán lính bắn vào họ, trong đêm tối không phân biệt được giới tính và tuổi tác của nạn nhân.
Năm 2002, Kerrey xuất bản cuốn tự truyện When I Was a Young Man (Khi tôi còn trẻ). Câu chuyện ông kể lần này tương đối khác. Theo đó, trên đường đến cụm nhà thứ 2, không có tiếng súng nào bắn vào toán lính Mỹ. Đến nơi, nhóm cử 1 người vào từng nhà kiểm tra, 6 người còn lại đứng canh các hướng. Chúng kiểm tra 3 căn nhà, đều không có họp hành hay người đàn ông nào cả. Tất cả đàn ông đã đi, và chỗ nằm của họ chỉ mới vừa bị rời bỏ.
Đàn bà và trẻ con trong 3 ngôi nhà bị đánh thức, kéo nhau ra ngoài nghó nghiêng, nói chuyện ríu ran. Kerrey cho rằng đám đàn ông trong làng đã được báo và chuồn đi mất. Giờ thì nhóm của Kerrey ở tình huống nguy hiểm. Chưa biết nên làm thế nào thì có tiếng súng bắn về phía họ từ hướng những người đàn bà và trẻ con. Toán lính ngay lập tức bắn lại liên hồi, vừa bắn vừa rút lui. Những người dân thường vô tình kẹt giữa làn đạn và bị giết oan.
Bob kerrey khi còn trẻ
Kerrey đã nhiều lần phát biểu ông thấy dày vò, ám ảnh, ân hận, hối lỗi, và xấu hổ vì những điều mình đã làm. Tuy nhiên, ông giữ quan điểm rằng sai lầm đó là một tai nạn không chủ ý. Và nó có thể hiểu được trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc với sức ép và những luật bất thành văn lúc đó.
Thế nhưng, một đồng đội của Kerrey hôm đó lại kể 1 câu chuyện rất khác.
Klann là người nhiều kinh nghiệm nhất trong nhóm. Ông cũng chính là người đã đắp moóc-phin vào vết thương và bế Kerrey khi ông bị thương ở chiến dịch sau đó. Klann kể rằng trong ngôi nhà đầu tiên không phải 5 người đàn ông, mà là 2 ông bà già và 3 đứa cháu nhỏ dưới 12 tuổi. Khi Ambrose (người dẫn đầu) nhẹ nhàng lẻn vào kiểm tra, những người trong nhà còn không phát hiện ra.
Ambrose ra hiệu Klann đưa ông già nằm gần cửa ra. Klann lấy tay bịt miệng xách ông ra. Nhưng ông già chống cự rất quyết liệt. Klann ra hiệu cần giúp đỡ. Ambrose đứng canh còn Kerrey đi lại, dùng gối đè lên ngực ông già để Klann cắt cổ. Trong lúc đó thì những người còn lại giết nốt người bà và 3 đứa cháu.
Sau đó toán lính đi vào khu vực chính của xóm, nơi họ nghĩ rằng ông bí thư xã đang tổ chức cuộc họp.
Klann nói toán lính quây người dân trong các ngôi nhà đó lại 1 chỗ - tất cả đều là phụ nữ và trẻ em - và tra hỏi về ông bí thư xã. Sau đó chúng sục sạo xung quanh, tìm kiếm trong các căn nhà. Không thấy gì hết. Việt Cộng: không. Đàn ông: không. Vũ khí: cũng không nốt. Giờ thì chúng bàn với nhau xem nên làm gì với những người dân kia. Và Kerrey đưa ra quyết định cuối.
Đám lính từ phía sau cách khoảng 6 đến 10 feet (1,8 ~ 3 mét) nã súng trường tự động vào các nạn nhân. Khoảng 30 giây dừng lại, vẫn còn tiếng rên rỉ, lại xả súng thêm 30 giây nữa. Klann còn cho biết có 1 em bé cuối cùng vẫn còn khóc, và cũng bị giết nốt.
Ngoài Kerrey và Klann ra, còn có Ambrose (người đi đầu trong đội hình) kể về vụ việc. 4 người còn lại không đồng ý trả lời. Điểm đáng lưu ý nhất trong các câu trả lời của Ambrose là ông kịch liệt phản đối vụ “quây người dân lại bắn” mà Klann kể. Câu chuyện của Ambrose có phần giống những gì Kerrey kể trong cuốn sách Khi tôi còn trẻ. Theo đó, chính Ambrose đi vào lục soát 1 căn nhà và chỉ thấy phụ nữ, khi đi ra thì nhóm bị bắn và bắn trả túi bụi để bảo toàn mạng sống; trong bóng tối không nhìn rõ chỉ thấy chuyển động và những chiếc bóng, không thể biết nam hay nữ.
Khoảng cách là 6~15 mét, khi bắn xong mới biết toàn phụ nữ và trẻ em. Sau này 1 lần nhóm tụ tập tại nhà Kerrey ăn tối, Klann không tham gia. Hôm sau, nhóm ra thông báo chung là “chúng tôi bị bắn nên bắn trả” và rằng “việc quây phụ nữ và trẻ em lại và hành quyết ở khoảng cách gần là hoàn toàn không có thật”.
Lời kể của các nhân chứng người Việt khá trùng hợp với những gì Klann đã kể. Bà Phạm Thị Lãnh năm đó tầm 30 tuổi, chồng bà cũng như nhiều người đàn ông khác trong làng tham gia cách mạng. Hôm đó, nghe tiếng kêu ở ngôi nhà đầu làng, bà chạy đến nấp sau bụi chuối và thấy lính Mỹ vào nhà lôi ông già ra cắt cổ. Vợ ông cũng bị đâm chết. 3 đứa cháu nhỏ, 2 gái 1 trai, dù sợ sệt trốn vào ống cống cũng bị lôi ra giết. Sau đó, toán lính vào sâu trong làng.
Bà cùng 5 đứa con, đứa lớn nhất 12 tuổi, trốn xuống hầm. Lính Mỹ vào nhà bà lục soát và đập phá. Mấy đứa nhỏ sợ quá khóc, bà phải xé mền bịt miệng lại. May thay, lũ lính không phát hiện ra. Tuy nhiên, gia đình bà Bùi Thị Lượm (có báo gọi là Nguyễn Thị Lượm) gần đó thì không may mắn như thế. Bà kể, khi nghe tiếng súng nổ và la hét từ đầu làng vọng lại, cả gia đình và họ hàng tổng cộng 16 người lập tức xuống hầm trú ẩn. Tuy nhiên, toán lính phát hiện ra, và bắt mọi người lên, ngồi rúm ró lại 1 chỗ với nhau.
người phụ nữ duy nhất sống sót sau vụ thảm sát, ảnh: Soha
Bọn chúng bàn luận xì xồ. Hai bà lão quỳ lạy xin tha cho mọi người. Vô ích. Lũ lính nã đạn từ khoảng cách gần. Duy nhất bà Lượm, khi đó 12 tuổi, ở gần cửa hầm, bị sức ép hoặc bằng cách nào đó đã trở ngược được vào hầm, bò đến góc xa, và may mắn sống sót. 15 người còn lại đều bị bắn chết dã man, tất cả là đàn bà và trẻ con, trong đó theo bà Lượm thì có 2 người đang mang thai. Bà Lượm trúng đạn bị thương ở đầu gối. Cứ nghĩ đám lính sẽ chỉ tra khảo rồi đi như những lần trước.
Ai ngờ. Giá như biết chúng sẽ bắn thì mọi người cứ liều chạy đi rồi, ai sống thì sống. Bà Nguyễn Thị Khoe cho mình là người may mắn. Bà kể: “Khuya nào tôi cũng dẫn ba đứa con đi kéo lưới, hôm đó vừa ra khỏi nhà được một chút thì thấy lính Mỹ đi từ bến tàu lên bờ, rồi đến từng nhà tìm người. Nghĩ mấy ổng cũng đi như mọi lần thôi, nhưng đang kéo lưới tôi nghe tiếng súng nổ.” Một số người khác, ví dụ ông Sáu Rừng, cũng kể lại câu chuyện. Tuy nhiên, họ là người đến hiện trường sau khi lính Mỹ đã bỏ đi. Nhưng vẫn có vài điểm chưa rõ:
Tại xã Thạnh Phong, vẫn còn các ngôi mộ được ghi tên tuổi đầy đủ và một đài tưởng niệm. Chiếc ống cống được cho là nơi trốn của 3 em bé tại ngôi nhà đầu, nay đã được trao cho Bảo tàng Chứng tích Chiến Tranh ở TP Hồ Chí Minh.
Ống cống nơi 3 em bé ẩn náu
Theo tấm biến này thì ở cụm nhà sau, ngoài 15 người bị bắn còn 1 bé gái bị mổ bụng nữa
Sau vụ thảm sát, người dân Thạnh Phong đã đến trụ sở chính quyền báo cáo, sau đó có 1 cuộc điều tra nhỏ, 1 vài lính Mỹ bị đưa đến cho các nhân chứng nhận mặt. Nhưng không thấy xử lý gì thêm. Người viết bài này cũng không muốn đưa ra kết luận gì, tùy mỗi bạn đọc cảm nhận cho riêng mình. Vụ thảm sát này, cũng như nhiều vụ khác trong quãng thời gian đó, diễn ra theo một kịch bản tương tự nhau: lính Mỹ hoặc đồng minh vào 1 làng “thân cộng sản” để “tìm và diệt” Việt Cộng.
Không tìm thấy thì tra hỏi, đập phá và hành quyết người dân. Chính quyền VNCH và quân đội Mỹ làm ngơ, giấu diếm, khi lộ thì điều tra qua loa. Điều này khiến người ta khó có thể không cho rằng: khi bất lực trong việc “bình định” các vùng kháng chiến, họ đã ngầm bật đèn xanh cho các cuộc giết chóc dân lành.
Kerrey bày tỏ nỗi đau đớn và nhận tội lỗi của mình : "Bạn có thể không bao giờ, không bao giờ có thể lấy đi từ nó. Nó làm đen tối ngày của bạn. Tôi nghĩ chết cho đất nước của bạn đã được điều xấu nhất có thể xảy ra với bạn, và tôi không nghĩ nó là vậy. Tôi nghĩ rằng chết chóc cho đất nước của bạn có thể tồi tệ hơn rất nhiều.
Ông đã nhận ra lỗi lầm của mình nhưng sự ám ảnh và dằn vặt sẽ theo ông suốt đời, vì ông đã gây ra những cái chết thương tâm, nhưng cái chết đau thương. Mong rằng chiến tranh sẽ chấm dứt trên toàn thế giới để mọi người được sống trong hòa bình và yêu thương
Nguồn và link gốc: mangcut.vn