Cá voi trắng

Bạn đã thấy cá voi trắng ngoài đời bao giờ chưa? Đúng là sẽ có nhiều bạn sẽ trả lời rằng đã thấy trên mạng nhiều rồi vậy thì hãy đọc bài viết này để biết thêm về cá voi trắng nhé.

Lịch sử tự nhiên và hành vi

Cá voi trắng hay được gọi là Belugas và màu sắc lạ này của chúng khiến chúng trở thành loài quen thuộc và dễ nhận ra nhất trong tất cả các loài cá voi. Cá voi con khi sinh ra có màu xám hoặc thậm chí là nâu và chúng chỉ có màu trắng khi chúng trưởng thành sinh dục vào khoảng 5 tuổi.

Cá voi trắng nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng từ 13 đến 20 feet (4 đến 6 mét). Chúng có trán tròn và không có vây. Cá voi trắng sống cùng nhau theo nhóm được gọi là một đàn. Chúng là những con vật sống theo bầy đàn và rất thích nói chuyện giao tiếp. Chúng sử dụng ngôn ngữ đa dạng, cá voi trắng có thể bắt chước nhiều tiếng động.

Mặc dù những con cá voi này rất phổ biến ở Ven biển Bắc Băng Dương, chúng cũng được tìm thấy ở những tầng nước sâu. Cá voi Bắc Băng Dương di cư về phía nam theo đàn lớn khi biển đóng băng. Động vật bị mắc kẹt ở băng thường chết và chúng là mồi cho gấu bắc cực, cá voi xanh và người dân Bắc cực.

Cá voi trắng ăn cá, động vật giáp xác và giun. Loài cá voi này liên quan đến cá voi “kì lân” được gọi là kỳ lân biển. Cá voi trắng không liên quan đến loài cá tầm mà thường bị đánh bắt để làm món trứng cá muối nổi tiếng. ICUN ước tính quần thể cá voi trắng năm 2008 khoảng 150.000 cá thể.

Cá voi trắng được đưa vào sách đỏ của Uỷ ban Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên năm 2008 và được coi là loài “có nguy cơ bị đe dọa”. Tuy nhiên, quần thể loài từ Cook Inlet ở Alaska được coi là có nguy cơ tuyệt chủng cao và đươc bảo vệ bởi Luật về loài nguy cấp của Hoa Kỳ. Trong 7 quần thể các voi trắng Canada, hai vịnh phía Đông là Hudson và Ungava được coi là loài nguy cấp.

Cá voi trắng

Nhận thức

Cá voi trắng là loài động vật thông minh. Mặc dù có rất ít nghiên cứu về nhận thức được thực hiện ở cá voi trắng so với các loài cá khác, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng cá voi trắng có khả năng tự nhận thức và sử dụng một bên não. Các nhà nghiên cứu đã xác định được một vài kĩ năng của loài này và loài động vật rất thông minh này có thể có nhiều khả năng hơn thế.

Cá voi trắng

Chỉ số EQ

Nhà thần kinh học, tiến sĩ Lori Marino đã nghiên cứu bộ não của cá voi trắng. Bà cho biết chúng có vỏ não phức tạp – phần này liên quan đến các chức năng cao hơn của vỏ não. Bác sĩ Marino bình luận rằng cách đo độ thông minh của một con vật là bằng tỉ lệ của não với tỉ lệ của cơ thể (EQ). EQ của cá voi trắng là khoảng 2.5, điều này có nghĩa là não của chúng to gấp 2,5 lần so với tỉ lệ não thông thường của các con vật khác. Bạn cũng thấy đười ươi có cỡ não tương tự. Cá heo có EQ trên 3.

Cá voi trắng

Khả năng tự nhận thức

Người ta đã quan sát thấy rằng cá heo trắng thể hiện các hành vi nhất quán với khả năng nhận ra bản thân chúng là những cá thể riêng biệt. Nhà nghiên cứu Catherine Kisman ban đầu đã ghi chú hành vi này trong quá trình chúng tương tác với camera dưới nước.

Vào tháng 10 năm 2012, các nhà nghiên cứu đã công bố các bằng chứng về cá voi trắng được gọi là NOC đang bắt trước giọng nói của con người. Đối với các nhà khoa học ở tổ chức Động vật có vú dưới nước, thật là thú vị khi con cá voi trắng này sử dụng túi khí tiền đình và dùng môi để phát âm, họ thấy NOC đã phải cố gắng để thực hiện hành vi này. Tuy nhiên, đằng sau những âm thanh này là một động lực hay một mong muốn được giao tiếp với con người.

Theo Thomas White, giám đốc của Trung Tâm về Đạo đức và Kinh doanh ở trường đại học Loyola Marymount và tác giả cuốn Bảo vệ Cá heo – Biên giới đạo đức mới (2007), có khao khát và sức mạnh để lựa chọn trong cuộc sống chỉ ra một tâm trí phức tạp và có sự tự nhận thức. Mặc dù các bài kiểm tra về tự nhân thức chưa được thực hiện ở cá voi trắng, các loài thú biển với cỡ và cấu trúc não tương tự đã vượt qua những bài kiểm tra này. Chúng ta có lí do rõ ràng để tin rằng cá voi trắng cũng sẽ vượt qua bài kiểm tra này.

Đóng góp thêm vào bằng chứng về sự tự nhận thức ở cá voi trắng là sự thật rằng NOC không bắt chước những âm thanh ngẫu nhiên, ví dụ như tiếng của hệ thống lọc nước trong bể, hay tiếng của xô thức ăn- mà nó bắt chước âm thanh từ con người, điều đó có nghĩa là nó nhận ra con người và coi con người là sinh vật khác. Ông Thomas White cũng cho biết thêm rằng khả năng nhận ra một tâm trí khác là “một đặc điểm cần thiết của sự nhận thức phức tạp” và rằng khả năng này giải thích việc một cá thể dễ cảm thấy sự đau đớn về cảm xúc khi bị đối xử không công bằng hay tàn bạo dưới bàn tay của sinh vật khác.

Khi được hỏi về điều gì đã kích thích NOC cố gắng bắt chước âm thanh giống con người, tác giả chính của báo cáo, Sam Ridgeway đã nói “Cá voi thường nghe tiếng thợ lặn nói chuyện qua thiết bị liên lạc dưới nước...tôi nghĩ rằng những con vật thích giao tiếp này thích phản hồi. Có thể điều này chính là động lực cho các voi. Nếu nhìn vào phản ứng của nó, không rõ ràng để cho rằng có thể NOC đã có điều gì đó muốn nói với các nhà khoa học con người. Nó đã lặp đi lặp lại từ “Out” (ra ngoài), mặc dù một thợ lặn cũng đang ở trong bể với nó, nhưng Ridgeway cũng chưa thể đưa ra kết luận chính thức.

Cá voi trắng

Cá voi trắng rất thân thiện với con người.

Sử dụng một bên não

Sử dụng một bên não và các chức năng vận động đã được thấy trong nhiều loài như con người, voi và các loài thú biển. Ví dụ, cá heo thích sử dụng một mắt nó yêu thích trong nhiều hoạt động nhận thức.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2014 đã khảo sát khả năng sử dụng một bên não của 12 cá voi trắng và 6 cá heo hông trắng Thái Bình Dương được nuôi ở hai cơ sở nuôi nhốt thú có vú dưới nước. Trong suốt quãng thời gian bơi tự do, cá voi trắng và cá heo hông trắng Thái Bình Dương được tiếp xúc với một người chúng quen thuộc, và người chúng không quen thuộc hoặc không có con người trong suốt khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút.

Các video ghi lại thời gian cá heo nhìn, mắt sử dụng trong khi nhìn các kích thích. Mặc dù nghiên cứu này không chỉ ra rõ ràng não bên nào được sử dụng, các nhà nghiên cứu đã thấy mắt bên trái được cá voi trắng và một vài con cá heo hông trắng Thái Binh Dương sử dụng nhiều hơn khi có các kích thích giao tiếp. Sự khác nhau giữa khoảng thời gian nhìn cũng được quan sát. Hầu hết cá voi trắng có thời gian nhìn lâu hơn vào vật chúng không quen so với những kích thích chúng quen thuộc. Các nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng một bên não xuất hiện trong quá trình xử lý hình ảnh kích thích từ con người ở cá voi trắng và cá heo hông trắng Thái Bình Dương và rằng những loài này có thể phân biệt được người chúng quen và không quen.

Cá voi trắng

Nguồn: Vì động vật - For Animals Vietnam

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay