Các loại bánh được gói bằng lá tại Việt Nam (P2)

Nếu như bánh dày bánh chưng của Việt Nam tượng trưng cho Trời và Đất, thì ý nghĩa của bánh cúng – bánh cấp thực tế hơn rất nhiều.

Bánh cúng - Bánh cấp

Nếu như bánh dày bánh chưng của Việt Nam tượng trưng cho Trời và Đất, thì ý nghĩa của bánh cúng – bánh cấp thực tế hơn rất nhiều. Bánh cúng tượng trưng cho Linga, bánh cấp tượng trưng cho Yoni. Đây chính là nền văn hóa phồn thực của dân tộc Chăm , vì nhờ vào Linga và Yoni mà vạn vật mới sinh sôi nảy nở.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Tày vùng Định Hóa (Thái Nguyên) nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung. Đây là món ăn dân dã, được chế biến tương đối cầu kì với vị thơm ngon riêng, không lẫn với hương vị của bất cứ món bánh nào khác.

Bánh nậm

Bánh nậm là một loại bánh và là món ẩm thực truyền thống đặc trưng của xứ Huế, cùng với bánh bèo, bánh bột lọc. Đây là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành. Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày rằm, mồng một.

Bánh nếp

Bánh nếp nhân đậu xanh tưởng chừng giống với bánh Dầy nhưng được gói bằng lá chuối. Còn gì tuyệt vời hơn nếu buổi sáng được thưởng thức chiếc bánh với vị dẻo thơm của vỏ bánh, vị bùi bùi của nhân đậu xanh. Chắc chắn sẽ thật thú vị.

Bánh chim gâu

Bánh chim gâu là đặc sản của người dân tộc Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình. Chiếc bánh tượng trưng cho tình cảm gia đình, tượng trưng cho tình cảm cha con, tượng trưng cho tình cảm mẹ con. Người dân ở đây thường mang thứ bánh này khi đi làm nương rẫy để dùng tạm bữa trưa hay làm đồ ăn cho trẻ em đến trường. Đây là món ăn phổ biến và được yêu thích của đồng bào dân tộc địa phương. Đặc biệt bánh chim gâu được tặng như một thứ đặc sản để chia xẻ tình cảm với nhau, là món quà quý người mẹ dành cho mà trẻ em rất thích.

Bánh mật

Bánh mật là loại bánh được làm từ bột gạo nếp trộn mật nhân đậu xanh gói lá chuối đồ bằng chõ.
Bánh mật được làm bằng cách đem bột nếp thúc với mật cho vào vạc to, nấu lẫn lộn, đảo đều, sau gói thành bánh như bánh tày dài 30 cm x 10 cm. Bánh gói bằng lá chuối; khi dùng một cái cắt thành 2 bó, buộc ngửa ra thành một bát bánh rồi để lên mâm rước cỗ.
Đây có lẽ cũng là nguồn gốc của cụm từ “ làn da bánh mật”.

Bánh sừng trâu

Bánh sừng trâu là một loại bánh đặc biệt của người Tày (tiếng Tày cooc là sừng, mò là bò), bánh được làm duy nhất từ gạo nếp được gói với lá rong hoặc lá chuối khi ăn có thể ăn kèm với mật ong hoặc đường. Bánh thường được làm trong các dịp đặc biệt như đám hỏi, đầy tháng, thôi nôi... hoặc vào dịp lễ Tết quan trọng.

Bánh chưng gù

Bánh chưng gù là một đặc sản của người Tày, được coi là “chưa ăn thì chưa phải tới Hà Giang.” Cũng như người Kinh, loại bánh này trước đây là món ăn truyền thống vào dịp Tết. Tuy nhiên, đến nay đã được gói quanh năm để bán như một thứ quà cho khách du lịch.
Lá dong được trồng tại rừng nên khi luộc xong bánh có mùi thơm rất đặc trưng của vùng núi, mở ra thấy miếng bánh xanh mướt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hết hương vị của thịt lợn ướp thơm, đậu xanh nấu nhừ hòa quyện với gạo nếp nương dẻo bùi.

Bánh rợm

Bánh rợm là chiếc bánh không thể thiếu trong lễ cúng rằm tháng 7 của đồng bào Tây Bắc. Cùng là bánh rợm, người Dáy gọi là háu ba, người Tày gọi bánh bưa khao, người Dao gọi là bánh rùa ít. Bánh rợm có vỏ ngoài làm từ bột nếp, nhân bánh là đậu xanh giã nhuyễn trộn cùng thịt nạc băm nhỏ, nêm chút gia vị hạt tiêu rồi viên tròn, gói lá chuối rừng. Bánh rợm có nhiều kiểu gói. Gói vuông, gói khum khum hoặc gói vồng lên như bánh tẻ.

Bánh giò

Bánh giò là một loại bánh hấp, được làm bằng bột gạo tẻ và bột năng hòa tan với nước hầm xương. Sau đó, hỗn hợp bột sẽ được gói trong lá chuối và thêm nhân (như thịt nạc vai bằm chung với hành tím khô, mộc nhĩ, hành tây, rồi trộn với nước mắm, muối và hạt tiêu, có thể cho thêm trứng cút hoặc chả lụa tùy theo sở thích)

Nguồn: Hà Phan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay