Cách Trung Quốc nhìn Việt Nam thời xưa như thế nào?

Trong cuốn bách khoa toàn thư Tam tài đồ hội do nhà thông thái Vương Kỷ và con trai Vương Tư Nghĩa biên soạn tổng hợp dưới thời nhà Minh có chép rằng:

Trong cuốn bách khoa toàn thư Tam tài đồ hội do nhà thông thái Vương Kỷ và con trai Vương Tư Nghĩa biên soạn tổng hợp dưới thời nhà Minh có chép rằng: "Giao Chỉ, còn gọi là An Nam. Dân nước đó là hậu duệ còn sót lại của giống vượn núi chó rừng (ý chỉ Hồ khuyển). Tính tình gian xảo, cắt tóc ngắn, chân đi trần, mắt sâu, miệng vẩu, xấu kinh tởm. Kẻ nào thô ráp, to lớn thì người Quảng Đông ta gọi là đồ “quỷ mọi”.

Ai còn trông ra hình người thì hẳn là hậu nhân của binh lính Mã Viện đời Hán vậy. Tục nước đó cha với con ở không chung một nhà, nấu không cùng một bếp. Chuyện cưới hỏi không qua mai mối, trai gái tự ý tụ họp với nhau, chỉ lấy trầu cau làm tin, rồi sau cứ thế đưa nhau về nhà. Nhược bằng nếu như vợ tư thông với người khác thì bỏ, chồng cũ đi cưới vợ mới.

Lại nói, nước ấy là thuộc địa của Chiêm Thành, dân nước ấy là phu dịch của Chiêm Thành, hàng năm phải nộp thuế. Đàn ông thích làm trộm cướp, đàn bà ưa sự dâm loạn. Từ thời Hán, xứ đó do Trung Quốc cai trị, đặt làm quận huyện, lại lập Giao Châu thứ sử đứng đầu. Đời Đông Hán, dám làm phản, có Phục Ba tướng quân Mã Viện sang dẹp loạn giữ yên. Cứ thế, tới tận cuối thời Ngũ Đại thì Ngô Xương Văn mới tiếm xưng vương hiệu. Các đời sau cũng đều bắt chước mà xưng vương, các đời đều là những họ khác nhau."

Nguồn: Nguyen Quoc Hoan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay