Cao Biền và những lần trấn yểm nước Nam (P1)

Cao Biền, tên tự là Thiên Lý, từng là một tường lĩnh giỏi của nhà Đường, không những giỏi về chiến trận, sách lược mà Biền còn được biết đến là một thầy phù thuỷ cao tay với những thuật trấn yểm không chỉ kìm hãm được vượng khí mà còn diệt được cả linh khí của thần, phá huỷ được các long mạch.

Cao Biền, tên tự là Thiên Lý, từng là một tường lĩnh giỏi của nhà Đường, không những giỏi về chiến trận, sách lược mà Biền còn được biết đến là một thầy phù thuỷ cao tay với những thuật trấn yểm không chỉ kìm hãm được vượng khí mà còn diệt được cả linh khí của thần, phá huỷ được các long mạch. Theo chính sử, gốc gác của Cao Biền ở Bắc Kinh, sinh trưởng trong dòng họ có truyền thống làm quan Cấm Vệ, nhưng Biền lại là người theo văn và đạo. Có thể nói Biền tinh thông cả văn và võ, lại giao lưu nhiều với các bậc nho sĩ của thời đó nên hiểu biết rất uyên thâm. Theo dã sử và các truyền thuyết nói chung thì Biền rất thích thuật phù thuỷ, thời đó Biền theo giáo Bạch Cốt của Trung Quốc.

Nói sơ qua về giáo phái Bạch Cốt của Trung Quốc, giáo phái này giống như một hội kín gồm những người học về phép phù thuỷ, còn về nguồn gốc của giáo phái trên, có tích như sau. Có một người phụ nữ nọ, đi thăm nhà ngoại về, qua vùng đường vắng liền bị hổ vồ chết, bị ăn hết thịt chỉ còn lại bộ xương. Số là chết vào giờ phạm nên hồn không thoát, quay lại ám vào bộ cốt hại người. Một thời gian sau thì thành yêu quái, đủ sức để hiện hình hại dân nên quanh vùng gọi là quái bạch cốt (hình mẫu của bạch cốt tinh phu nhân trong Tây Du Kí), lúc ấy có 1 tay phù thuỷ đi qua vùng, nghe lời đồn của vùng đó đã đến và lập một giao kèo với yêu quái kia.

Đại thể là giáo phái này sẽ đi khắp các vùng để trừ tà, yêu quái sẽ được hỗ trợ để quấy phá dân quanh đó, mỗi khi trừ tà sẽ yêu cầu hiến trẻ con, yêu quái sẽ đc phần máu, giáo phái sẽ lấy phần xác để luyện bùa. Lâu dần thì chỗ bộ xương được lập thành miếu gọi là miếu Bạch Cốt phu nhân, giáo phái đã phát triển lên rất rất mạnh, Cao Biền khi ấy chính là một pháp sư có địa vị cực kì cao trong giáo phái, rất giỏi về các thuật trấn yểm, gọi tà, khiến ma. Về phần Cao Biền, nhờ có công trong những cuộc dẹp loạn nên được thăng chức rất nhanh, lý do Biền sang sứ Nam là do một đêm nằm mộng thấy sao giáng xuống Nam Hải.

Nên ngầm cho đó là điềm không hay, sứ Giao Chỉ sẽ có kỳ nhân dị sĩ, rồi sẽ sớm thoát ra khỏi lãnh thổ của Đại Đường. Biền tâu với vua cho sang sứ Nam làm thái thú, tiện đường trấn yểm long mạch của sứ này, trước khi đi Biền cũng cho luyện sẵn những kim bài bằng đồng đen để phòng hờ. Kim bài bằng đồng đen vốn là thứ đại kỵ với linh khí, có khả năng phá bỏ linh khí, cũng độc tựa như thạch tín với người vậy, còn kim bài vốn là những thứ dựa theo hình kim bài của triều đình, các thần được thiên đình phong tước trật, kim bài đồng đen có tác dụng như 1 tấm miễn trừ thần linh ở vùng đó, làm cho những thân nhân khác không thấy được, đại loại là vô cùng hiểm ác.

Chuyến này Biền quyết tâm trấn bằng hết những long mạch, thần nhân bảo hộ của nước Nam, cho vùng này mãi mãi không vùng lên được. Có vài địa điểm Biền đã định trước để yểm đó là Bạch Hạc, nơi đóng đô xưa của Hùng Vương, nơi phát tích của phong kiến Việt Nam, Tản Viên, nơi ngự của vị thánh thượng phẩm bảo hộ của nước ta. Đầu tiên Biền trấn yểm Bạch Hạc trước vì đó là nơi trọng yếu của nước ta, là kinh đô đầu tiên của nước Văn Lang độc lập. Thường thì nơi phát tích của một quốc gia luôn có vị trí quan trọng trong tiềm thức, tín ngưỡng của người dân quốc gia đó, đối với văn hoá phương Đông thì lại càng quan trọng hơn, nên nếu có thể yểm được Bạch Hạc thì gần như công việc của Biền đã xong hết, chỉ chờ ngày Giao Chỉ diệt vong.

Vì trấn yểm địa linh nên cần phải chuẩn bị khá nhiều. Lại nói qua về thuật yểm của Cao Biền, Biền dùng thuật của giáo phái Bạch Cốt lưu truyền: tìm một trinh nữ sống ở vùng cần được trấn yểm, nhất quyết phải là người của vùng đó thì thổ địa, sơn thần mới tin tưởng mà nhập vào, sau đó rạch bụng, nhét các đồ yểm cùng bùa chú, ma dược vào, mấu chốt là trinh nữ phải còn tỉnh lúc mổ bụng, máu của trinh nữ sẽ dùng để rửa gươm báu. Sau đó cho thây trinh nữ ngồi lên ngựa dắt theo, vừa đi vừa niệm chú, bao giờ thấy thây động tức là thần đã nhập, liền lấy gươm chém đầu thây, lúc đó cả linh khí của thần sẽ tan theo, vì máu trinh nữ vốn kị linh khí.

Nói tiếp về việc trấn yểm Bạch Hạc, y theo phép phân kim, điểm huyệt thì long mạch của sứ này rất vượng, phải phá dần mới mong trấn yểm được. Y cho đào những giếng nước vô cùng sâu nhằm chạm long mach, lại thả những miếng đồng đen xuống. Sau khi đã đào đủ số giếng, y liền niệm phép với thây trinh nữ, chỉ lạ lùng là mãi không thấy động, y bực tức rủa thầm thì bỗng nhiên có ai đến vỗ vào vai y. Giật mình quay lại thì thấy một cụ già dung mạo phi phàm. Có lẽ cụ đã già lắm rồi, tóc và râu đều bạc trắng, nhưng mắt lại sáng quắc kì lạ, tay cầm một cây gậy nom rất lạ, có chạm trổ hình rồng quấn quanh.

Cụ bảo:” Hoá ra là Thái thú họ Cao, nghe danh đã lâu, cả một vùng đang đồn ầm lên là có vị thái thú nọ tinh phép phù thuỷ, làm cho mấy trấn bị khuyết chân cai quản, ta tò mò nên lặn lội đến để diện kiến, đúng là bậc kỳ tài, ngàn năm mới có một. Nhưng ta nghĩ, kỳ tài thì cũng không giỏi bằng kỳ nhân hay hiển thánh đúng không, ta nghĩ đại nhân nên lấy đức độ làm gốc mà cai quản muôn dân, bằng không sẽ phải chịu hoạ thảm tru di.” Nói xong, cụ phẩy tay, gió lớn nổi lên, Biền vội che mặt lại, xong đâu đấy thì cả ngựa và thây trinh nữ đều biến mất, biết là gặp thánh nhân, Biền vội vàng đi khỏi chốn Bạch Hạc.

Biền cho là nếu cứ tiếp tục lên đất Bạch Hạc sẽ khó toàn mạng, là một phù thuỷ cao tay, y hiểu rõ hậu quả của những lần trấn yểm thất bại. Nhẹ thì có thể bị oán khí của thây bị tế sống nhập vào, sẽ bị huỷ hoại phủ tạng nếu không trấn áp sớm, nhưng nếu nặng thì hoàn toàn có thể bị sơn thần thổ địa hay linh khí của vùng đất đó trấn áp lại, sẽ thành con rối của bậc thánh thần hay tệ hơn thì gặp hoạ thảm tru di. Đùa với quỷ, yêu thì chỉ đền một mạng nhưng đùa với thánh thì đền lại gấp tram, nghìn. Sau lần ở Bạch Hạc, y càng rắp tâm trấn yểm vì nếu để lâu, một ngày nào đó nước Nam sẽ sớm độc lập, và lại y đã bị lộ, chi bằng cố gắng trấn yểm thêm một vài chỗ rồi xin về nước, bằng không thì chuyến đi này coi như thất bại.

Biền tiếp tục trấn Tản Viên Sơn Thánh. Qua thuật thì y biết Tản Viên thánh là hàng đệ nhất, pháp lực rất cao, ngài cũng rất hay hiển linh giúp con dân, âm thầm giữ gìn linh khí của đất Việt, là vị thánh bảo hộ của dân tộc, nếu phá được thế trận của vùng Tản Viên, không sớm thì muộn, người dân nước Nam sẽ bị đồng hoá. Núi Ba Vì, hay còn gọi là Tản Viên Sơn là một núi to gồm 3 ngọn, nằm ở địa phần Thuần Mỹ, Hà Tây bây giờ, từ xưa núi Ba Vì đã có ý nghĩa rất lớn trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. Đỉnh cao nhất của núi là nơi ngụ của Tản Viên Sơn Thánh, hai đỉnh còn lại là nơi ngự của hai người em của ngài, Cao Sơn và Quý Minh, một người là sơn thần, một người là thuỷ thần, cả hai đều giáng trần rất nhiều vào những thời điểm nước ta lâm nguy, vì thế cả hai người đều được suy tôn là thượng đẳng thần. Còn tiếp...

Nguồn: Truyện Thần Thoại

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay