Cao hơn thì vong hồn của các tướng lĩnh chết trận, vì nghĩa lớn chưa thành nên không siêu thoát, khá mạnh mẽ, có sức mạnh y như khi còn tung hoành trên lưng ngựa, rất khó chế ngự; loại nữa là soái vong, cũng giống từ soái trong “thống soái” những vong hồn này là những người nghiệp lớn chưa thành, từng làm vương tướng hẳn 1 vùng rộng, cũng có thể là những bậc hiền nhân vì quá lưu luyến mà ở lại hồng trần, soái vong chỉ có thể thu phục dựa trên phép dụ, lập một giao kèo, làm việc như những kẻ đồng đẳng, vì soái vong linh khí mạnh mẽ, sức mạnh phi phàm nếu có dùng phép chế ngự thì không biết bao nhiêu là đủ.
Và cuối cùng là đế vong, linh hồn của bậc đế vương, sức mạnh dời non lấp biển (nghĩa đen luôn cho dễ hiểu) tuy nhiên thường được an tang tử tế nên họ cũng chả mấy khi ở lại trần, đúng hơn là chả có mà kiếm. Âm binh của Cao Biền cũng khá mạnh, có thể xếp vào bậc khá, tuy nhiên âm binh không có thân xác, vì vậy muốn chúng có sức để đánh với thần thì phải nuôi, nuôi bằng hạt đỗ… Lần trước đã nói sơ qua về các loại âm binh nói chung, nên chắc lần này sẽ giải thích qua các khế ước và cách thức mà các phù thuỷ hay xài để chiêu mộ âm binh nói chung và của riêng giáo phái Bạch Cốt nói riêng.
Sau đó là trận chiến với nhị vị Thành Hoàng của đất Thăng Long xưa. Nói về cách chiêu dụ âm binh thì phải nhắc về nguồn gốc. Như trình bày ở kì trước thì âm binh có hai kiểu phổ biến là âm binh từ các xác chết bị dựng dậy, hai là dạng vong hồn. Dạng xác thì cái thây trinh nữ mà Biền chuyên xài để dụ thổ địa, thần linh của các vùng để chém cũng có thể xếp vào loại này, tuy nhiên tạo ra loại này, về mặt công sức thì khá lách cách nhưng lại không nguy hiểm lắm. Đại để chỉ cần mổ bụng một ai đó mà vẫn giữ họ tỉnh táo, rồi tuỳ mục đích mà dí bùa hoặc nhồi các loại ma dược vào bụng là được.
An toàn ở chỗ linh hồn bị trói trong xác phàm nên chỉ làm được những thứ mà con người làm được, nên nếu có bị phản phé hay thất bại thì còn có thể khống chế ở mức nào đó. Tuy nhiên vì vậy mà loại này có nhược điểm là có thể bị giết hoàn toàn vì điểm yếu nằm ở xác phàm kia. Còn loại hai là vong hồn, dĩ nhiên sẽ có vài lợi thế hơn hẳn là khó bị giết bởi đao kiếm mà chỉ có thể bị đánh tan bằng vài thứ đồ kị như máu chó đen này, roi đuôi cá đuối, cành dâu (chỉ oánh đc mấy loại vừa vừa, trung bình yếu, … ). Như ở phần trước, tuỳ theo sức mạnh của âm binh mà phải thu phục theo cách khác nhau.
Ví dụ như loại thấp thấp thì có khi chả cần thu cũng tự theo, vì số phải vất vưởng nên muốn nương nhờ nơi để có cái ăn, có nơi mà trú ngụ tránh khỏi các quan đi tuần, hoặc là các vong chết oan, ám một nơi/ một người nào đó, khi mà ám xong thì oán khí cũng nặng nề, rất dễ bị các quan trục đi, hoặc bị các thầy pháp cao tay đánh mất vía. Hai là vong các tướng, tuỳ vào phẩm trật mà dùng sức hoặc dùng mưu, dùng sức thì nên sắm đủ một đội âm binh hùng hậu, áp chế và dồn vong vào trận pháp, còn dụ thì dọn cỗ khao quân, như cỗ khao chiến công khi họ còn xông pha trận mạc, rồi dùng lời lẽ mà chế ngự, theo giao ước mà làm.
Soái vong thì chỉ có thể dụ, cá biệt nếu cố dùng sức thì sẽ bị quật chết, đúng nghĩa đen. Còn đế vong thì quên đi, chả gặp được mà có gặp được thì nên chạy, tránh làm vong phật ý, cứ tưởng tượng ngày xưa mà làm phật ý vua thì sao, giờ y hệt vậy. Quay về vấn đề chính. Biền vốn là con nhà vọng tộc, ăn học có, giao lưu với giới nho sĩ cũng có, chưa kể lại là một phù thuỷ bậc cao trong giáo phái lấy lừa lọc làm tôn chỉ, nên trong trận cuối, y tính kế rất công phu. Yểm một vùng cần có ít nhất 3 giai đoạn, một là yểm đất, hai là yểm sông, cốt là để long mạch nơi đó tiệt, bằng vậy thì mới cắt nguồn tinh khí của thần ngự nơi đó.
Cuối cùng, trong trường hợp nơi đó quá vượng, hoàn toàn có khả năng phải chiêu binh để lâm trận một lần, năm ăn năm thua, thắng thì sống, thua thì phải đền mạng cho âm binh. Âm binh nhận lời giúp, khế ước dựa trên máu, cứ nợ máu thì trả bằng máu. Còn cách yểm đất, thì có dăm bảy loại, trấn bằng chôn đồ vật, trấn bằng trận đồ, hoặc nếu có sức người và của thì tốt nhất là lấy đất đắp thành, dựa theo thế mà xây thành, thành có hình dựa theo trận đồ hoặc ý định của người xây, ví dụ, thường các tay phù thuỷ nuôi âm binh hay chọn các quả đồi ở rừng núi, xây thành dựa vào núi, để hổng phần tường bao ngăn cách thành và núi để hứng âm khí từ rừng mà nuôi âm binh.
Biền quyết định sẽ đi quanh khu vực Tô Lịch, chôn các kim bài trấn yểm ở các điểm có long mạch, tụ khí, sau đó xây thành Đại La làm nơi luyện phép đợi đủ số ngày sẽ quyết liều một phen. Bước 1, đi phượt quanh khu vực thành Đại La, Biền để ý có 2 chỗ cần triệt nhanh để tiện cho đắp thành, một là núi Nùng, hai là 1 đoạn vô cùng đặc biệt của sông Tô Lịch. Về núi Nùng, có rất nhiều địa điểm mang tên núi Nùng nằm trên đất kinh đô xưa. Có một ngọn núi đất ở vườn bách thảo, cũng có tên là núi Nùng, nhưng có vẻ chính xác nhất thì núi nùng gốc nằm ở gần trung tâm thành Thăng Long xưa ( lúc này chưa có thành Thăng Long), sau này điện kính thiên được xây dựng trên núi đó, tục truyền rằng ở đỉnh quả núi, dốc thoai thoải, lại có một lỗ hổng thông từ đỉnh núi xuống suối ngầm nằm trong quả núi đó, dân xung quanh gọi là Long Đỗ (rốn Rồng).
Còn khúc sông Tô Lịch mà Biền để ý, ngày nay nằm ở gần phía cuối đường Láng, nơi có một miếu nhỏ, từng được đề cập trong bài viết có tựa “thánh vật ở sông Tô Lịch” cách đây ít lâu. Nghe bảo vùng đó xưa kia là nơi nước chảy mạnh nhất, nơi thần sông hay hiện về, lúc hoá thân thành cụ ngư phủ, lúc lại là người chài cá, lâu lâu lại nói chuyện với dân cư quanh vùng. Vậy làm cách nào để yểm hai nơi này hiệu quả nhất ? Chắc chắn không thể thi triển mấy phép cũ như lần trước, phải dùng cách khác. Thuỷ thần thường ngự trên một dòng sông cụ thể nào đó, mỗi con sông cũng có những điểm tích tụ linh khí riêng, nếu điểm được những tụ điểm đó, cũng giống như người bị điểm huyệt, thì thuỷ thần ở nơi đó cũng coi như bị tê liệt.
Biền dự tính yểm ở đó. Y lần này không dùng kim bài hoặc gươm báu đơn thuần nữa, mà y dùng trận đồ. Trận yểm thì có thể yểm theo bát quái các phương, dùng phép mà yểm vào, chặn dòng linh khí của thần. Hoặc loại mạnh hơn là trận long sinh cửu phẩm. Yểm theo dạng vòng: giữa là con rồng, càng vòng rộng thì càng giảm, vòng sát nhất là con cả của rồng, rồi cứ thế đến con út. Bình thường sẽ không có gì kì lạ, nhưng chỉ cần có thần khí phát ra, rồng lập tức thức dậy, đánh thức các đứa con và cùng nhau hiệp lực, đây là loại trận cực mạnh, nhưng khó và phức tạp, vì mỗi đứa con của rồng cần chôn ở nơi đất hợp với chính chúng, còn khi chôn rồng, nhiều khi phải tế cho nó, tượng của những con vật ấy đều được làm bằng đồng đen. Còn tiếp...
Nguồn: Truyện Thần Thoại