Cao Biền và những lần trấn yểm nước Nam (P5)

Một đêm tối trời, trăng bị che khuất, y bắt đầu yểm. Trinh nữ sẽ bị giết, lấy máu, bị xiên qua cọc gỗ rồi chôn ngay xuống đoạn thành đổ, lúc thực hiện nạn nhân phải còn tỉnh táo, ít nhất cho đến lúc xiên cọc gỗ, các phù thuỷ thường có ma dược làm nạn nhân còn tỉnh, sau đó chôn xong, sẽ tưới máu lên

Một đêm tối trời, trăng bị che khuất, y bắt đầu yểm. Trinh nữ sẽ bị giết, lấy máu, bị xiên qua cọc gỗ rồi chôn ngay xuống đoạn thành đổ, lúc thực hiện nạn nhân phải còn tỉnh táo, ít nhất cho đến lúc xiên cọc gỗ, các phù thuỷ thường có ma dược làm nạn nhân còn tỉnh, sau đó chôn xong, sẽ tưới máu lên, cuối cùng là chôn xương lục súc thành 6 góc tạo thành hình lục giác sao cho trận cọc nằm ở trung tâm, dùng máu vẽ hình trận rồi niệm chú. Niệm gần xong, bỗng nến bị thổi tắt, Biền cũng không để ý nhiều, hắn sai người thắp nến lên thì đã thấy một vị tướng, người mặc giáp trụ, tay cầm kiếm, tay cầm kim bài đứng trước mặt.

Biền khá bất ngờ, vì hắn biết Tô Lịch thần sẽ không sơ hở đến mức rời khỏi lãnh địa của mình mà vào giữa trận yểm hiểm nghèo này, còn thần Long Đỗ… Nghĩ đến đây hắn chột dạ, phải Long Đỗ, một vị thần ít khi xuất hiện, nhưng pháp lực chắc chắn không vừa, vì vị trí mà ông ngự là nơi tụ khí mạnh nhất vùng…”Đã rất lâu rồi mới có người đủ sức thỉnh bổn thần lên, ta có lời khen cho quan thái thú đó, liệu ngài có thể cho ta biết quý danh không, không phải ngày nào cũng có thể gặp những kỳ tài như thế này”. Mặc dù bất an nhưng Biền vẫn giữ khẩu khí của một bậc quan “Ta là Cao Biền, tự Thiên Lý, là tiết độ sứ của Tĩnh Hải Quân, vâng mệnh thiên triều đắp thành nơi này, thần thánh phương nào, không giúp ta đắp thành mà còn xuất hiện cản trở ở đây”.

“To gan, nhà ngươi là quan nơi khác, nghe rằng xây thành không được, ta đình xuất hiện gặp mặt một phen mà thật không biết trên dưới, nên nhớ rằng ở đời làm việc bất nhân sẽ trả bằng máu, đùa với các thánh thì đền mạng.” Thần vẫy nhẹ thanh kiếm, xương cốt lục súc hoá tro bụi từ đâu xuất hiện một con ngựa bạch to khoẻ , vương cưỡi lên lưng ngựa, ngựa chồm lên hí vang, đường kiếm của thần lướt qua, bao nhiêu cọc đều gãy vụn, xác những người chết oan đều hoá thành tro hết, linh hồn họ cũng hoá thành những đốm sáng mà bay đến cạnh vương, vương thúc ngựa, ngựa chồm qua trận đồ, làm sụt cả một đoạn thành dài, ngựa phi thẳng đến núi Nùng rồi biến mất…

Biền còn chưa hoàn hồn thì đã có tin báo đất ở quanh núi Nùng đang đùn lên che lấp mạch nước ngầm, không thể nhìn thấy nữa. Thế là y không còn cách nào để yểm được thần Long Đỗ vì nơi huyết thực của thần đã được bảo vệ, đã vậy, một đoạn lớn tường thành còn bị sụt hẳn xuống. Tuy nhiên khi Biền xây thành tiếp thì thành lại không đổ, y đắc ý cho rằng mình thực sự đã yểm và làm tiêu tan sức lực của thần, nhưng y đâu biết rằng, khi rốn rồng bị lấp thì thế của thành Đại La đã là thế khác, không còn tác dụng trấn yểm nữa, và khu đất trũng xuống vô tình tạo nên một thế để có thể hứng được tinh khí của đất trời, là cái nơi nuôi dưỡng cho mảnh đất Thăng Long sau những nhân tài, hào kiệt.

Quay về phần của thần Tô Lịch, sau khi biết được thần Long Đỗ đã hành động, vương cũng bắt tay vào làm việc, vương báo mộng cho tất cả những người ở đôi bên bờ sông, cứ đi ra hướng bờ sông, cách 1 bộ tròn thì đào 1 lỗ, sâu 1 thước, nếu thấy hạt đỗ thì lấy thuốc nhuộm, hoà với cháo mà đổ xuông ( liền long mạch ), còn nếu không thì hãy bỏ 1 hạt đỗ khác xuống, nếu làm đúng thì cả đời sẽ ấm no, đi sông nước mà không sợ thuồng luồng quấy phá. Sau giấc mộng, mọi người đều làm theo vì dù sao thần Tô Lịch cũng là một vị thượng đẳng thần, minh chứng là cả con sông và một làng ven đó được đặt theo tên ông.

Đúng như dự đoán, rất ít người thấy hạt đậu, nhưng khi long mạch được liền lại, tinh khí thần sẽ trấn áp khí của âm binh, và cũng do bị đào lên trước ngày, âm binh sẽ bị quay lại trạng thái yểm của ngày đầu. Nghe đâu lúc bị đào lên chúng đã được 99 ngày. Sau ngày 100, Biền cũng vừa đắp thành xong, lập đàn tế, bày đủ kim bài theo trận đồ bát quái, kiếm báu cũng đã được yểm lại bùa và lần này y mặc một bộ quần áo có thêu chằng chịt những bản đồ, những lời chú kì bí. Khi y bắt đầu thắp nến, trời đã đen kịt lại, y đứng lên trên đàn, xoã tóc, chỉ kiếm lên trời, hô to một tiếng “LÊN!!!”, dọc hai bên bờ sông.

Những âm binh lần lượt trỗi dậy, thân xác chúng đen kịt, toả ra những luồng khí lạnh lẽo, nhưng vì chưa đủ ngày, chúng như những đứa trẻ tập tếnh, chỉ run lẩy bẩy rồi ngã xuống và tan vào làn đất đen kia, “ Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”, âm binh thậm chí còn chưa thành hình, nói gì đến dậy non, lấp biển. Y hoảng sợ, không ngờ trận địa mà mình dày công xây dựng đã thất bại một nửa, tuy nhiên lao đã phóng đi thì không thể thu lại, y liền cắt máu, nhỏ lên trận hình đã vẽ sẵn, y sẵn sàng lấy mạng mình để yểm trận này, cách kim bài lần lượt dựng đứng, bùa chú bay tứ tung, bỗng nhiên trước mặt y, lòng sông cuộn song, sau lưng, núi Nùng nứt ra ngay tại đỉnh.

Hai vị thành Hoàng của nơi đây cùng xuất hiện trong một ngày…, Tô Lịch Giang thần xuất hiện trong hình dáng một thư sinh trẻ đẹp, tay cầm quạt phe phẩy, kim bài được đeo ở hông, người toả ra ánh sáng màu tía, Long Đỗ đại vương hiện hình như một vị chiến tướng, cưỡi bạch mã, tay cầm thương, lưng đeo cung, theo sau là hai hộ vệ, người cầm cờ, người cầm lọng. Y sợ hãi, vì vốn đối mặt với một vị đã khó, đây hai người cùng xuất hiện một lúc… Tô Lịch Giang thần lên tiếng đầu tiên:

“Quan thái thú chớ sợ, chúng ta chỉ đến tặng chút quà mọn, mừng cho thành Đại La của ngài, đừng có làm mọi việc khó khăn như thế, còn nếu quan định trấn yểm thì ta nghĩ không đủ sức đâu, đội quân của ngài đã về nơi chúng vốn ở rồi, ta đứng đầu các thuỷ linh ở nơi này, còn Long Đỗ đại vương là người đứng đầu các địa linh, bọn ta vốn là người vùng này, vì công đức mà được Thượng Đế cho lên làm bất tử, lại có thánh Tản Viên gửi gắm, nên chúng ta bảo hộ cho vùng này…” Long Đỗ đại vương nói tiếp: “Chắc ngài còn nhớ lần gặp trước, ta nghĩ ngài nên nhìn lại mặt thành, đây không phải là nhà ngục như ngài định xây nữa đâu, chúng ta cũng không bị kìm hãm, ta nghĩ ngài nên dừng việc này lại thì vận khí của ngài sẽ còn đây, nếu không thì … “

Biền lúc này mặt cắt không còn giọt máu, y cố trấn yểm, lệnh cho các kim bài bay lơ lửng, Tô Lịch giang phẩy nhẹ cây quạt, kim bài bằng đồng lập tức bị bẻ cong hết, cháy rụi như làm bằng vàng mã vậy, Long Đỗ vung kiếm, đàn yểm, nến, bùa bị gãy đôi, trận đồ bị quét sạch, Cao Biền chỉ còn lại thanh gươm, y vẫn ngoan cố, lập tức thanh gươm gãy thành nhiều mảnh, hai vị xong xuôi liền biến mất, trời lại sáng trở lại… Sau vụ này, Biền hoàn toàn mất hết những phép thuật vốn có, y cũng biết vận mình đã hạn do dùng quá nhiều những phép phải giao kèo bằng sinh mạng và số phận của mình, y tự xin nhà vua cho về nước.

Trong thời gian đó y có kết hôn với một phụ nữ Việt gốc Hà Đông, sau là tổ ngành dệt Hà Đông. Khi về phương Bắc, chỉ ít lâu sau, nhà y dính vào một vụ án lớn, bị tru di, y thì bị thuộc cấp hại chết trong ngục… Phu nhân nghe tin cũng tuẫn tiết theo. Một kết thúc đẫm máu cho Cao Biền. Dù sao Cao Biền cũng là một kì tài về phong thuỷ và huyền thuật, chỉ tiếc rằng y lại muốn trấn yểm những vị thần, thánh quá mạnh mẽ mà chuốc lấy hoạ thảm tru di.

Nguồn: Truyện Thần Thoại

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay