Giống như cái tên của mình, Cây thanh tâm mang ý nghĩa là mang lại sự bình lặng cho tâm hồn, mang lại sự thư thái và xua tan những điều không may mắn trong cuộc sống. Cây Thanh tâm có thể sống trong môi trường râm mát, phòng máy lạnh vì thế rất thích hợp làm cây cảnh trang trí nội thất. Dưới đây là chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa cũng như những lưu ý, cách chăm sóc cây thanh tâm. Chiều cao cây : Cây thanh tâm là loài cây bụi thân thảo, xanh quanh năm.
Có độ cao khoảng 60 cm khi trưởng thành. Hình dạng lá : Lá cây thanh tâm có màu xanh đậm, hình bầu dục hoặc hình mũi mác, mặt trên của lá trơn bóng. Lá cây thanh tâm dài khoảng 20 cm, chiều rộng gần bằng chiều dài. Hình dáng hoa : Cây thanh tâm có hoa là những nụ màu xanh, tuy không ấn tượng nhưng lạ mắt. Kỹ thuật chăm sóc : Cây thanh tâm là loài cây ưa bóng, sinh trưởng nhanh, nhanh ra lá mới. Cây thanh tâm có thể trồng thuỷ canh, nhu cầu nước cao, lượng hơi nước thoát qua lá khá nhiều, do đó cần chú ý mức nước ở trong bình có thể nhanh cạn.
Chăm sóc cây thanh tâm trồng trong nước rất đơn giản, bạn cần thay nước cho cây cách tuần 1 lần. Nếu trồng cây trong chậu, bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày một lần, để lá có màu sắc đẹp và thân khỏe mạnh. Cách vài ngày bạn cho cấy hứng nắng từ 15h – 8h sáng hôm sau. Phương pháp nhân giống : Cây thanh tâm được nhân giống bằng cách tách chồi từ cây bố mẹ đã trưởng thành. Cây thanh tâm là một loại cây thủy canh rất được ưa chuộng, bởi bộ lá xanh mướt và bộ rễ trắng uốn quanh trong chậu nước rất đẹp mắt, phù hợp để trang trí bàn làm việc, phòng ngủ, phòng khách, quầy thu ngân,….
Theo các nghiên cứu khoa học, đã cho thấy cây thanh tâm có khả năng lọc sạch không khí, loại bỏ các chất hữu cơ dễ bay hơi, các chất ô nhiễm có khả năng gây ngộ độc và bệnh tật cho con người. Giúp bạn sảng khoái, giảm căng thẳng, tăng khả năng sáng tạo, và có cuộc sống khoẻ mạnh. Ngoài ra cây thanh tâm rất thích hợp trưng bày nơi thờ cúng và là món quà sâu sắc đối với người theo đạo, bởi cái tên của cây, cây thanh tâm. Đối với phong thuỷ cây thanh tâm biểu trưng cho tâm hồn thanh thản, bình lặng, gợi lên cảm giác bình yên, ung dung tự tại và nhẹ nhàng, thanh thoát, xua tan đi những phiền muộn trong bộn bề cuộc sống.
Phân bón: Định kỳ phải bổ sung phân hữu cơ hoại mục, phân trùn quế, phân vô cơ gồm các loại như: B1, NPK – 30 – 10 – 10, các loại phân bón lá. Nhiệt độ: Cách tuần nên mang cây thanh tâm ra hưởng ánh nắng mặt trời, khoảng 2 tiếng. Thời gian phơi thích hợp là từ 7h đến 9h, lúc này nắng không quá gắt. Chế độ Nước: Đây là loại cây có nhu cầu nước cao. Đất trồng: Trồng trong đất thì đất phải tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Đối với cây Thanh Tâm trồng trong nước, mỗi tuần thay nước cho cây 1 lần, khi thay nước nên cắt bỏ những rễ bị hư, rữa nhẹ rễ nhằm loại bỏ những chất dơ bám trên rễ để rễ ra đẹp và kích thích cây ra nhiều rễ mới. Chúng ta vừa tìm hiểu qua ý nghĩa của cây Thanh Tâm hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Thanh Tâm và mang chúng về nhà mình, nó cũng sẽ là món quà tặng ý nghĩa dành cho người thân và bạn bè thân thiết của mình đấy.
Khi đặt cây trong nhà cần thường xuyên lau lá để giữ màu cho cây. Cần chú ý không để đọng nước trên lá vì lá cây sẽ bị héo, úng. không đổ bã chè, bã café vào chậu cây, luôn giữa mặt chậu cây thoáng. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt. Cách tuần nên mang cây thanh tâm ra hưởng ánh nắng mặt trời, khoảng 2 tiếng.
Thời gian phơi thích hợp là từ 7h đến 9h, lúc này nắng không quá gắt. Mỗi tuần thay nước cho cây 1 lần, khi thay nước nên cắt bỏ những rễ bị hư. Cần chú ý rữa nhẹ rễ nhằm loại bỏ những chất dơ bám trên rễ để rễ ra đẹp và kích thích cây ra nhiều rễ mới Cây Thanh tâm trồng trong nước , nếu được chăm sóc kỹ,chúng sẽ sinh trưởng tốt . Tuy nhiên khi cây bị nhiễm bệnh và suy yếu dần, ta nên mang trồng vào môi trường đất để nuôi dưỡng cây.
Nguồn: baokhuyennong.com