Chỉ số BMI do một bác học nổi tiếng người Bỉ sáng chế vào năm 1832 có tên Adolphe Quetelet. Theo bị bác học, các tính BMI dựa trên các thông số về chiều cao, cân nặng, hình dáng của một người để cho ra kết quả. Kết quả đó có thể là thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng hoặc cân đối. Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, hiện nay công thức này đã được phổ biến tài hầu hết các quốc gia trên thế giới và được xem như là thước đo chuẩn mực cho việc đo lường mức độ gầy béo ở một người.
Điểm hạn chế của BMI đó là nó không thể dùng để đánh giá chi tiết tình trạng cơ thể ở một người do sự đa dạng của vóc dáng, sự phân bổ của hệ thống xương khớp,... Điều này đồng nghĩa với việc BMI không thích hợp khi bạn sử dụng máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục hay những thiết bị giảm cân hiện đại nào khác để xác định lộ trình tăng giảm cân mà kết quả của nó chỉ mang tính chất tham khảo cho những tiến trình tập luyện và trị liệu sau đó.
Cách tính chỉ số BMI khá đơn giản. Bạn chỉ cần chia cân nặng với bình phương chiều cao để cho ra kết quả cuối cùng. Thông số BMI được xác định ở một người có ý nghĩa như sau:
Ví dụ: Cân nặng của bạn là 49kg, chiều cao 1m63cm, chỉ số BMI sẽ là:
BMI = 49 ; (1.63 x 1.63) = 18.44 (kg/m2)
Như vậy với thông số 18.44 ở ví dụ trên có thể thấy người này đang hơi gầy, cần tăng thêm cân nặng để đạt chỉ số BMI tiêu chuẩn người bình thường.
Theo các chuyên gia nhận định, chỉ số BMI trong khoảng từ 18 đến 25 là lý tưởng. Khi đạt được chỉ số này cơ thể sẽ không gặp nhiều bệnh tật và năng động hơn. Vậy cụ thể từng mức độ chỉ số này nói lên điều gì về cơ thể bạn?
BMI thấp hơn 18.5
Khi cơ thể ở chỉ số này tức là bạn đang thiếu cân. Bạn sẽ gặp phải một số căn bệnh không muốn như:
BMI dao động từ 23 -> 24.99
BMI trên 25
Lúc này bạn đã bị béo phì. Đây là lúc bạn nên thận trọng hơn với tình trạng sức khoẻ của mình bởi 1 số hệ quả sau:
Lưu ý:
Đứng trước những con số tăng trưởng ngày càng cao trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm “globesity” (béo phì toàn cầu) vào năm 1998 để miêu tả một vấn đề có thể coi như là thảm họa toàn cầu. Trong thập kỷ trước, vấn đề này thậm chí đã trở nên tồi tệ hơn. Hơn 550 triệu người trên thế giới được chẩn đoán mắc chứng béo phì, trong khi 1,6 tỷ người còn lại thừa cân.