Chuyện về một danh tướng được 3 anh em nhà Tây Sơn nể phục

Nhân vật được đề cập là danh tướng Đỗ Thanh Nhơn (? - 1781) là một danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ XVIII dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh.

Nhân vật được đề cập là danh tướng Đỗ Thanh Nhơn (? - 1781) là một danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ XVIII dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh. Cùng với Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, ông được người đương thời xưng tụng là "Gia Ðịnh tam hùng". Nổi tiếng là một vị tướng tài, uy dũng theo phò trợ ba đời nhà chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Phúc Ánh.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình ông đã tham gia hàng trăm trận đánh lớn nhỏ tại miền nam Việt Nam và Chân Lạp (Campuchia) Thế kỷ XVIII và phần lớn giành thắng lợi. Được xem là người có công vô cùng lớn trong quân đội nhà Nguyễn thế kỷ XVIII. Năm 1775, bị quân Tây Sơn và tướng Bắc Hà là Hoàng Ngũ Phúc rượt đuổi, Nguyễn Phúc Thuần chạy đến Trấn Biên, rồi ra lệnh triệu tướng Tống Phước Hiệp.

Nhưng vì quân cứu viện không đến kịp, nhân cơ hội, Đỗ Thanh Nhơn gọi Nguyễn Huỳnh Đức, Trần Búa, Đỗ Vàng (Hoành), Đỗ Kỵ (Ky), Vũ Nhàn, Đỗ Bảng... cùng họp binh ở Ba Giồng (chữ Hán là Tam Phụ) được hơn 3.000 người, xưng là "Đông Sơn thượng tướng quân" sau đó nhằm thẳng trận địa quân Tây Sơn để cứu Nguyễn Phúc Thuần.

Quân của Đỗ Thanh Nhơn chỉ gồm trên dưới 3000 người trong khi quân nhà Tây Sơn lúc đó được ghi chép là khoảng 7500 binh lính do Nguyễn Lữ (một trong ba anh em nhà Tây Sơn) chỉ huy. Sau ba trận đánh liên tiếp trong nhiều ngày, quân của Đỗ Thanh Nhơn thắng liền ba trận. Nguyễn Lữ biết không địch nổi, bèn lấy thóc trong kho chở hơn hai trăm thuyền chạy về Quy Nhơn.

Đỗ Thanh Nhơn lấy lại được Gia Định (lần thứ nhất) bèn đón chúa Nguyễn Phúc Thuần trở lại Bến Nghé, Gia Định. Do lập được đại công, Đỗ Thanh Nhơn được chúa Nguyễn cho giữ hàm Chưởng dinh Ngoại hữu, phong tước Phương quận công. Tướng sĩ quân Đông Sơn đều được ban thưởng theo thứ bậc.

Năm Tân Sửu, 1781, mùa xuân, tháng 3, Nguyễn Phúc Ánh theo kế của Chưởng cơ Tống Phước Thiêm, giả bệnh gọi Đỗ Thanh Nhơn đến chầu rồi ngầm sai võ sĩ giết chết. Nguyên do Nguyễn Ánh thấy Đỗ Thanh Nhơn lấn lướt uy quyền, sợ ngày sau sẽ bị cướp ngôi. Sách "Việt sử tân biên": Trong khi Đỗ Thanh Nhơn lập nhiều công lớn, thì chúa Nguyễn Ánh đã nghe lời dèm pha đem giết đi...

Rồi sử sách (Gia Định thông giám) của triều Nguyễn đã cố bào chữa cho họ Nguyễn về cái chết này: họ bảo Đỗ Thanh Nhơn đã quá cậy công, đã có ý thông đồng với Tây Sơn để làm phản, không tuân theo nghi lễ của triều đình, tự chuyên mọi việc v.v...Sử của người Âu Châu cho rằng cái tội của họ Đỗ chỉ là do làm được nhiều công lớn, uy thế lừng lẫy hầu làm lu mờ cả địa vị ông chúa trẻ tuổi (lúc này Nguyễn Ánh mới 18 tuổi).

Trước vụ này Giám mục Bá Đa Lộc đã hết lời can ngăn chúa Nguyễn mà không xong... Do trước đó đã nhiều lần chỉ huy quân đội nhà Nguyễn giáp mặt quân Tây Sơn và giành được thắng lợi nên Đỗ Thanh Nhơn là một đối thủ được ba anh em nhà Tây Sơn vô cùng kính nể, đề phòng. Hay tin Đỗ Thanh Nhơn bị giết, thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc nói: Thanh Nhơn chết rồi, các tướng khác không đáng sợ nữa, rồi cùng em là Nguyễn Huệ cử đại binh vào đánh Gia Định.

Quân Tây Sơn vào cửa Cần Giờ, đại thắng trận thủy chiến trên sông Ngã Bảy, khiến Nguyễn Phúc Ánh phải bỏ thành Sài Gòn chạy về Ba Giồng rồi lánh sang Phú Quốc... Đó là hồi tháng 3 năm Nhâm Dần (1782). Những năm liền sau đó khi mất đi cánh tay phải là danh tướng Đỗ Thanh Nhơn, Nguyễn Ánh thất bại trên chính trị, quân sự và bị quân đội Tây Sơn đuổi giết khắp nơi.

Nguồn: Vương Tùng Dương / Group Maybe You Missed This F*cking News

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay