Trong ấn tượng của người cổ đại, chỉ có một Mặt Trời duy nhất trên bầu trời. Tuy nhiên, các kết quả khám phá khoa học hiện đại cho thấy, Mặt Trời chỉ là một trong vô vàn ngôi sao của dải Ngân Hà. Vậy có bao nhiêu "mặt trời" trong dải Ngân Hà? Vào ban đêm, khi bạn nhìn lên bầu trời đầy sao, những ngôi sao bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường đều là những ngôi sao ở gần Trái Đất nhất.
Dải Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc có đường kính xấp xỉ 100 ngàn năm ánh sáng. Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 100 đến 400 tỉ ngôi sao trong dải Ngân Hà, Mặt Trời của chúng ta chỉ là một trong số đó. Ngôi sao là một loại thiên thể phát ra ánh sáng và sinh nhiệt. Nó được cấu tạo chủ yếu bởi hydro và dựa vào phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong để cung cấp một dòng năng lượng ổn định.
Vì khối lượng khác nhau, các ngôi sao trong vũ trụ không hoàn toàn giống nhau. Các nhà khoa học phân loại các ngôi sao theo quang phổ, ví dụ, Mặt Trời được xếp vào nhóm sao lùn vàng. Tuy nhiên, sao lùn vàng không phải là loại chiếm số lượng nhiều nhất trong dải Ngân Hà. Vị trí thứ nhất này thuộc về số lượng sao lùn đỏ, chiếm khoảng 82%, trong khi sao lùn vàng chỉ chiếm khoảng 3%.
Nếu dải Ngân Hà có 200 tỉ ngôi sao, thì khoảng 6 tỉ ngôi sao trong số đó là sao lùn vàng. Chúng đều là những ngôi sao tương tự như Mặt Trời, với quang phổ và nhiệt độ bề mặt tương đối gần với nhiệt độ của Mặt Trời. Vì cần có đủ nhiệt độ và áp suất để tạo ra phản ứng nhiệt hạch, nên khối lượng của một ngôi sao sẽ có giới hạn thấp hơn.
Nếu khối lượng quá lớn, cấu trúc của ngôi sao sẽ không ổn định. Nói chung, khối lượng các ngôi sao trong vũ trụ thường nằm trong khoảng từ 0,08 lần đến 300 lần khối lượng Mặt Trời. Trong đó, khối lượng một sao lùn đỏ bằng khoảng 0,08 đến 0,4 lần, khối lượng một sao lùn vàng gấp khoảng 0,8 đến 1,2 lần khối lượng Mặt Trời.
Những ngôi sao có khối lượng nằm giữa sao lùn đỏ và sao lùn vàng được gọi là sao lùn cam, chiếm khoảng 8% trong dải Ngân Hà. Ngôi sao gần Mặt Trời nhất là Proxima Centauri - một sao lùn đỏ có khối lượng bằng 1/10 khối lượng Mặt Trời. Thông thường, các ngôi sao có khối lượng càng lớn thì số lượng càng hiếm.
Trên thực tế, hầu hết các ngôi sao trong toàn bộ vũ trụ đều là những ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn Mặt Trời, chủ yếu là sao lùn đỏ. Mặt Trời có khối lượng lớn hơn 90% các ngôi sao trong dải Ngân Hà. Khối lượng của ngôi sao càng nhỏ thì phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong càng chậm và tuổi thọ càng dài.
Mặt Trời có tuổi thọ khoảng 10 tỉ năm, trong khi tuổi thọ của sao lùn đỏ thường là hàng trăm tỉ năm. Ngôi sao có khối lượng nhỏ nhất được biết đến trong vũ trụ là J0523 - một ngôi sao lùn đỏ có tuổi thọ lên tới hàng nghìn tỉ năm. R136a1 - ngôi sao lớn nhất được biết đến trong vũ trụ - có khối lượng gấp 265 lần khối lượng của Mặt Trời.
Do phản ứng nhiệt hạch mạnh mẽ bên trong, tuổi thọ của nó chỉ kéo dài vài triệu năm. Hơn 80% dải Ngân Hà là hệ thống nhiều sao. Một hệ như vậy sẽ có nhiều "mặt trời" trên bầu trời nếu có sự xuất hiện của các hành tinh. Tuy nhiên, sự vận hành của hệ nhiều sao không ổn định, thậm chí hành tinh trong hệ sao khó sinh ra sự sống. Hành tinh mà nhiều giả thuyết cho rằng có thể trở thành ngôi sao thứ hai là sao Mộc, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, thật may mắn là điều đó đã không xảy ra, nếu không sự sống trên Trái Đất đã không xuất hiện.
Nguồn: VietTimes