Công nghệ rèn kiếm ưu việt của Trung Quốc cổ đại

Mặc dù mãi đến những năm 500 tcn. Người Trung Quốc mới có thể nung chảy sắt để dùng song song với đồng đen và mất hàng trăm năm nâng cấp, cải tiến mới

Nguồn: hanbonforge.com

Mặc dù mãi đến những năm 500 tcn. Người Trung Quốc mới có thể nung chảy sắt để dùng song song với đồng đen và mất hàng trăm năm nâng cấp, cải tiến mới có thể thay thế đồng hoàn toàn, tụt hậu so với các đế chế cổ đại đương thời rất nhiều. Nhưng không phải vì thế mà công nghệ luyện kim của họ không phát triển.

Ngay từ khi phương pháp rèn kiểm soát hàm lượng carbon dưới 2% từ Ấn Độ truyền đến Trung Hoa vào thế kỷ I scn. Vào thời Đông Hán, hàng loạt thanh đao thép chất lượng cao với kết cấu nhiều lớp thép cứng, mềm pha lẫn đã được sản xuất hàng loạt.

Phân tích cắt lớp 1 thanh đao thép dài 1,2m rèn năm 77 scn. Các nhà khảo cổ thấy rằng nó được thiết kế 3 lớp đặc thù giống như 1 chiếc Hamburger.

Lớp cắt trung tâm có hàm lượng Carbon khoảng 0.7 - 0.8% (Tỷ lệ hoàn hảo giúp thép có được độ cứng và dẻo dai nhất) dễ dàng phá được giáp kẻ thù, dễ mài sắc cho phép người lính dễ sửa chữa hoặc ít sửa chữa.

Các lớp thép kẹp ngoài (màu tím và trắng trong ảnh) có hàm lượng carbon trung bình khoảng 0.4 và 0.6 -0.7% được rèn chồng lên nhau giúp cho lưỡi đao dẻo dai hơn. Chịu được lực đập cực mạnh mà rất khó gãy, được nhiệt luyện nhiều lần để tăng carbon cứng bề mặt

Nguồn: Internet

Cấu tạo trên khiến cho thanh trường đao của nhà Hán có tác dụng hấp thụ xung lực rất mạnh. Khiến thanh đao trở nên cứng cáp, bền bỉ vô cùng trong điều kiện chiến trường khắc nghiệt. Khi tải trọng va đập tác dụng, tại các lớp carbon trung bình thì nó lan theo bề mặt nhanh hơn, tại các lớp carbon thấp hơn thì tốc độ sóng va chấn bị chậm bớt. Hiệu ứng đó khiến gươm nếu bị phá hủy thì ưu tiên phá hủy các lớp ngoài thay vì lan vào sâu. Năng lượng tải trọng cũng ưu tiên tiêu tốn phần lớn vào các lớp ngoài.

Những thanh gươm thiết kế theo mẫu kẹp 3 lớp này còn được tiếp tục rèn trong 2000 năm nữa, thậm chí đến thời Thanh và Trung Hoa Dân Quốc.

Cùng thời với nhà Hán, Đế chế La Mã luôn là một trong những đế quốc hùng mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Những quân đoàn tinh nhuệ là lý do khiến họ thành công trên chiến trường.

Một trong những kẻ thù khiến người La Mã khốn khổ ngoài chiến trường là người Dacia. Họ cũng có công nghệ luyện kim phát triển và dùng những thanh trường đao tương tự thanh đao của người Hán (Falx). Nhưng thật ngạc nhiên, Dacia, nay là một vùng của Rumani, chỉ là một vương quốc láng giềng nhỏ. Đế chế La Mã chỉ coi người hàng xóm nhỏ này là những kẻ man di mọi rợ.

Vì vậy, khi người Dacia xâm lược đế quốc này, người La Mã đã cử một đội quân dưới quyền của Hoàng Đế để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, kết quả đã không như mong đợi. Người Dacia khá thiện chiến với địa hình trong rừng.

Họ cũng đã rất thông minh khi chỉ tiến hành phục kích quân La Mã trên đường hành quân khiến cho ưu thế về kỵ binh không thể phát huy, nhược điểm dễ tổn thương trước vũ khí tầm xa do không thể dùng khiên của các chiến binh Dacia cũng được hạn chế tối đa. (thanh trường đao dài 1,2 m yêu cầu dùng cả 2 tay).

Quân La Mã lúc này đối đầu với những chiến binh Dacia sử dụng Falx. Kết quả là quân đội La Mã thời kỳ đỉnh cao của hoàng đế Domitian cũng không chống trả theo đội hình được và bị chém vỡ khiên, mẻ mũ, phải giãn đội hình ra đánh đơn với họ rồi bị tiêu diệt hoàn toàn.

Kiếm này có niên đại 2.500 tuổi (nguồn: internet)

Trong thời gian đó, vài cuộc chiến khác cũng xảy ra. Đế quốc La Mã buộc phải cầu hòa và người Dacia đã chấp nhận. Một trong những điều kiện để duy trì hòa bình khi đó là người La Mã phải cống nộp lễ vật hàng năm để vinh danh Decebalus, vua của Dacia. Hiệp ước này được duy trì mãi đến năm 102 Công nguyên.

Lâu nay vẫn có quan niệm sai lầm, cứ là bộ binh Hán thì sẽ đánh giáp lá cà thua bộ binh hạng nặng La Mã. Như các bạn thấy, và hẳn đã đoán ra rằng, những chiến binh trang bị trường đao bằng thép rèn của người Hán cũng không dễ dàng bị đánh bại đến thế rồi chứ?

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay