Chiếc bánh xích Crawler-Transporter 2 nặng 3.300 tấn chở siêu tên lửa SLS nặng 2.875 tấn của NASA ra bệ phóng hôm 17-18/3/2022 chính là phiên bản nâng cấp của cỗ máy đã vận chuyển tên lửa Saturn V vào những năm cuối thập niên 1960, nhờ đó đưa Neil Armstrong cùng đồng đội trên phi hành đoàn Apollo 11 đặt những bước chân của nhân loại lên Mặt Trăng năm 1969. Hơn 50 năm! Cả một chặng đường khá dài, Crawler-Transporter và sau đó là Crawler-Transporter 2 đã miệt mài phục vụ, trở thành 'người vận chuyển' khổng lồ của rất nhiều đời tên lửa vũ trụ/tàu con thoi/tàu vũ trụ khác nhau của Mỹ ra bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở bang Florida, để chúng thực hiện những sứ mệnh đáng nhớ trong lịch sử khám phá không gian Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung.
Mặc dù đã được cải tiến và hiện đại hóa (phiên bản nâng cấp mới nhất chính là Crawler-Transporter 2) để phù hợp với Chương trình Artemis - thám hiểm Mặt Trăng của NASA thế kỷ 21 - nhưng Crawler-Transporter cho đến nay trở thành mảnh ghép quan trọng trong bức tranh khám phá không gian của Mỹ. Crawler-Transporter đã chứng kiến Apollo rực rỡ thế kỷ 20 và giờ đây nó lại sắp ngắm nhìn những thành tựu bật vọt của Artemis thế kỷ 21. Như lời Giám đốc NASA Bill Nelson đã nói: Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên vàng của khám phá vũ trụ! Cùng tìm hiểu những đặc điểm khủng của Crawler-Transporter phiên bản 1 và 2 (tuy là 2 phiên bản nhưng cùng là 1 chiếc với lịch sử phát triển và hoạt động khác nhau) từ Apollo cho đến Artemis của thế kỷ 20 và 21, để xem NASA đã trọng dụng nó như thế nào!
Phương tiện vận chuyển bánh xích Crawler-Transporter của NASA có kích thước lớn hơn phần sân trong bóng chày (baseball infield, hình vuông, mỗi cạnh dài 27 mét). Trái tim năng lượng của chúng đến từ máy phát điện công suất lớn tự động. Bánh xính Crawler-Transporter của NASA được xem là công trình duy nhất trên thế giới, do NASA chế tạo năm 1965 nhằm mang tên lửa vũ trụ khổng lồ Saturn V từ Tòa nhà Lắp ráp phương tiện phóng (VAB) của Trung tâm Vũ trụ Kennedy đến bệ phóng LC-39 cách đó 6km. Sau khi chương trình Apollo đổ bộ lên Mặt Trăng kết thúc, bánh xích lại tiếp tục công việc của mình là đưa tàu con thoi của NASA lên bệ phóngg trong 30 năm.
Năm 2011, chương trình tàu con thoi của NASA nghỉ hưu. Khi NASA lên kế hoạch phát triển chương trình Artemis - tái đổ bộ Mặt Trăng thế kỷ 21 - cơ quan này yêu cầu đội kỹ thuật NASA phải chế tạo bánh xích phiên bản cải tiến, với khả năng chuyên chở một siêu tên lửa nặng gần 3.000 tấn ra bệ phóng. Từ đó, Crawler-Transporter 2 ra đời. Đối với NASA, Crawler-Transporter 2 là một phần không thể thiếu trong Chương trình Artemis đưa người lên Mặt Trăng của người Mỹ. Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA đã nâng cấp chiếc xe vận tải bánh xích khổng lồ của mình khi cơ quan này lên kế hoạch cho cuộc đổ bộ Mặt Trăng và sao Hỏa trong khuôn khổ chương trình Artemis.
Crawler-transportorter 2 (CT-2) sau khi có tuổi đời hơn 50 năm, khi được nâng cấp, nó sẽ tiếp tục phục vụ NASA trong nhiều năm tới. Kích thước tổng thể của CT-2 là dài 40 mét và rộng 35 mét. CT-2 nặng 3.300 tấn. Các bánh xích được thiết kể để di chuyển với tốc độ 0,9 mét/giây (khi không tải) và 0,4 mét/giây khi mang tên lửa hoặc tàu vũ trụ. CT-2 đã đi được tổng quãng đường là 3.806 km tính cho đến nay. Dung tích nhiên liệu Diesel của CT-2 là 5.000 gallon (tương đương 22.730 lít). Các kỹ sư NASA đã thử nghiệm từng bước các sửa đổi mới trên CT-2 như hệ thống điều khiển, hệ thống phanh, tân trang động cơ diesel, nắp thông hơi, ống xả và các nâng cấp khác.
Những sửa đổi này cho phép 'người vận chuyển khổng lồ' có khả năng mang tải trọng lớn hơn và có tuổi thọ lâu đời hơn. Khả năng chịu tải của CT-2 được nâng cấp lên 9.000 tấn - nhiều gấp đôi so với thiết kế ban đầu. Nhờ đó, CT-2 có khả năng chở bệ phóng di động, tàu con thoi, siêu tên lửa, tàu vũ trụ. Sau khi CT-2 thực hiện chuyến đi kéo dài 8 giờ đồng đưa tên lửa SLS đến bệ phóng với các kỹ sư và kỹ thuật viên trên tàu, CT-2 sẽ di chuyển ra vị trí cách bệ phóng không xa để 'chờ đợi'. Đội kỹ thuật của SLS sẽ mất khoảng 2 tuần để kiểm tra mọi bộ phận từ bệ phóng đến tên lửa để thực hiện thử nghiệm tiền phóng cho SLS và đầu tháng 4/2022.
Sau khi sứ mệnh tiền phóng hoàn thành, SLS sẽ được CT-2 đưa trở lại Tòa nhà Lắp ráp phương tiện phóng (VAB) để chuẩn bị cho lần phóng lên Mặt Trăng vào tháng 6/2022 theo lịch trình. Xe bánh xích và tải trọng của chúng quá nặng nên các kỹ sư NASA đã phải thay thế nhựa đường trên con đường dài 6,4 km từ VAB dẫn đến bệ phóng Kennedy, vì nhựa đường không đủ chắc để nâng đỡ trọng lượng của xe. Thay vào đó, các kỹ sư đã sử dụng các lớp đá sông nhỏ, tròn được làm chủ yếu bằng thạch anh. NASA cho biết nhiều tảng đá nhỏ phân phối lực từ tải nặng và có thể dễ dàng thay thế sau khi chúng bị nghiền thành sỏi nhỏ.
Hiện nay, con đường này được bao phủ bởi 70 tấn đá lấy từ Jemison, Alabama. Để hạn chế lượng bụi do bánh xích gây ra — xét cho cùng, bụi là kẻ thù đối với bất kỳ máy móc nào — một chiếc xe tải sẽ phun nước lên đường đi. Howard Hu, Phó giám đốc chương trình Orion của NASA, cho biết tại cuộc họp ngày 14 tháng 3 rằng: "Với sự ra mắt của phương tiện phóng và tàu vũ trụ tuyệt vời này, nó sẽ khởi động một kỷ nguyên mới của chuyến bay thám hiểm không gian sâu của con người".
Nguồn: NASA, Popularmechanics, Livescience