Đại Nam quốc sử diễn ca là Đại Việt sử ký bằng thơ

“Đại Nam quốc sử diễn ca” là một áng văn chương viết theo thể lục bát, ghi chếp về lịch sử Đại Việt từ thời Kinh Dương Vương và họ Hồng Bằng đến hết nhà Tây Sơn.

“Đại Nam quốc sử diễn ca” là một áng văn chương viết theo thể lục bát, ghi chếp về lịch sử Đại Việt từ thời Kinh Dương Vương và họ Hồng Bằng đến hết nhà Tây Sơn. Ban đầu, tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm dưới thời vua Tự Đức thứ 23 (Canh Ngọ) 1870. Do hai tác giả là Lê Ngô Cát (Chính) và Trương Phúc Hào (Phụ) phụ trách biên soạn thành 1887 câu lục bát (3774 dòng).

Sau, được án sát tỉnh Bình Định - Phạm Đình Toái sửa lại còn 1027 câu. Trong đó,nguyên tác 396 câu. Đổi mới: 631 câu. Các Lần bổ sung & chỉnh sửa từ bản gốc:

  • Chúa Trịnh (1682 - 1709) giao cho một sử quan soạn sách “Thiên Nam ngữ lục”, chép sử nước ta từ thời Hồng bằng đến cuối đời thuộc Minh.
  • Năm Tự Đức thứ 8 (1855), vua sai sử thần soạn sách và tìm sách Việt sử để nghiên cứu. Một học trò tình Bắc Ninh đã dâng quyển “Sử Ký quốc ngữ ca”. Được cho là quyển “Thiên Nam ngữ lục” (1857) sau này.
  • Năm Tự Đức thú 11 (1858) vua sai sử thần sửa lại bà bổ sung thêm đoạn sử Lê Trịnh. Các quan như Lê Ngô Cát và Trương Phúc Hào được đảm nhiệm biên soạn công việc ấy và soạn ra “Việt Sử quốc ngữ” (1860). Chính là do Lê Ngô Cát biên soạn, nên sau này người ta thường gọi quyển này là của Lê Ngô Cát. Ông Phạm Xuân Quế có nhuận sắc, bỏ 29 câu và sửa lại nhiều câu thơ và đặt tên là “Việt sử quốc ngữ nhuận chinh”.

Sau, có người lại sửa từ quyển “nhuận chinh” này, bớt thêm 3 câu và sửa lại câu thơ và đặt tên là “Lịch Đại Nam sử quốc âm ca”. Năm 1865, ông Phạm Đình Toái lại tiếp tục lược bỏ từ 1877 câu thành 1027 câu và đặt tên là “Đại Nam quốc sử diễn ca”. Hiện bản chữ Nôm còn lại tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, do hiệu sách Trí Trung Đường in năm 1870, do Phạm Đoàn Toái biên soạn.

Bản chữ Quốc Ngữ đầu tiên do cụ Trương Vĩnh Ký biên soạn cũng vào năm 1870. Mục đích biên soạn bằng thơ lục bát “Đại Nam quốc sử diễn ca” được biên soạn thành thơ theo tiếng quốc âm (tiếng Nôm bấy giờ) từ thời Hồng Bàng đến thời Nguyễn Tây Sơn rút ra từ các sử chính thức trong sử quán: Đại Việt sử ký toàn thư, Lê sử tục biên…

Bản ý ban đầu của những nho sĩ và sử thần là làm sử bằng thơ vè về quốc sử để cho mọi tầng lớp dân có thể nhớ về cội nguồn mà lấy làm thích vì đọc thơ sẽ thích thú hơn. Vì vậy, mục đích là để phổ thông cho dân chúng chứ không phải là để khảo cứu. Trích đoạn Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán:

“Dương công xưa có rể hiền

Đường lâm hào hữu tên Quyền họ Ngô

Vì thầy quyết chí phục thù

Nghĩa binh từ cõi Ái Châu kéo vào

Hán sai thái tử Hoằng Thao

Đem quân ứng viện toan vào giúp công

Bạch Đằng một trận giao phong

Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu

Quân thân đã chính cương trù

Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương

Về Loa thành mới đăng quang

Quan danh cải định, triều chương đặt bày”.

Nguồn: Đồ Thư Quán Kim Vân Kiều

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay