Tại thành phố Novosibirsk, Siberia, Nga có một đài tưởng niệm chuột thí nghiệm với bức tượng đồng cao 2,5m nhằm tri ân những thành tựu khoa học của động vật có vú nhỏ đã làm vật thí nghiệm, phục vụ cho công trình nghiên cứu y học. Bức tượng tưởng niệm những chú chuột đã hy sinh để thực hiện việc nghiên cứu về di truyền, về hoạt động của DNA và cơ chế sinh học, sinh lý nhằm phát triển các loại thuốc mới chữa khỏi bệnh tật.
Tác phẩm điêu khắc này được thiết kế bởi Andrew Kharkevich, được xây dựng trước Viện Khoa học và Di truyền học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở thành phố Novosibirsk. Bức tượng miêu tả một con chuột thí nghiệm đang đan một chuỗi xoắn kép DNA. Điểm đặc biệt ở chuỗi xoắn kép DNA là hình xoắn ốc nổi lên từ dưới nan hoa của chuột là thuận tay trái, báo hiệu rằng đó là Z-DNA.
Z-DNA là một trong nhiều cấu trúc xoắn kép có thể có của DNA. Nó là một cấu trúc xoắn kép thuận tay trái, trong đó đường xoắn chuyển sang trái theo hình ngoằn ngoèo, thay vì sang phải, như dạng B-DNA phổ biến hơn. Vào những năm 1920, chuột chính thức được đưa vào phòng thí nghiệm, lúc ấy người đi tiên phong là nhà di truyền học người Mỹ Clarence Cook Little, ông đã dùng chuột để nghiên cứu về bệnh ung thư.
Bộ gen của chuột đã được giải mã vào năm 2002 và giống với bộ gen con người, do đó theo các chuyên gia chuột đặc biệt hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh ở người. Những con chuột thí nghiệm đều được lai tạo giống hệt nhau về di truyền và phải thuộc cùng một loài thuần chủng. Điều này giúp ích cho các thử nghiệm y tế có tính thống nhất hơn.
Nguồn: History Cool Kids