Dấu ấn Chăm trong văn hóa Việt

Chùa Bà Đanh được một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng vốn một thời đã là nơi thờ một nữ thần người Chăm. Tiến sĩ Nguyễn Minh San ở Tạp chí Văn hiến Việt Nam cho biết

Chăm Pa là một cường quốc cổ từng tồn tại qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Biên giới của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía tây của nước Lào ngày nay.

1. Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh được một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng vốn một thời đã là nơi thờ một nữ thần người Chăm. Tiến sĩ Nguyễn Minh San ở Tạp chí Văn hiến Việt Nam cho biết: Từ thời Lý, ngay tại kinh đô Thăng Long đã có một ngôi chùa Bà Đanh (nay là chùa Bà Đá, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thờ nữ thần Chăm do người Chăm Pa mang theo.

Nguồn: Internet

Ngoài kinh thành Thăng Long còn có một số ngôi chùa nữa cũng mang tên chùa Bà Đanh, như chùa Bà Đanh ở Kim Bảng, Hà Nam và chùa Bà Đanh ở xã Trà Phương, Kiến An, Hải Phòng. Chùa Bà Đanh nói đúng hơn là đền, thờ nữ thần Pô Yan Dari của người Chăm.

Nguồn: Internet

Vị nữ thần này được tạc bằng đá, mang dáng hình rất phồn thực, hai chân dạng ra. Vị nữ thần này chuyên ban phúc cho những người đến cầu cúng, nhất là những người đến cầu tự khi người này cầm gậy bằng đá thọc vào hạ bộ của thần như biểu tượng của sự giao phối. Tên Bà Banh là cách gọi dân gian đặt cho ngôi chùa bởi sự phô phang đó nhưng sau do từ Banh thô tục nên gọi chệch đi thành Bà Đanh.

Nhưng ít ai biết được rằng, chùa Bà Đanh trước kia từng tấp nập người ra vào, bởi đây là thư viện của người Chăm cổ

Vị trí ban đầu của chùa Bà Đanh thực chất không phải ở 199B Thụy Khuê như ngày nay. Sách Tây Hồ chí có chép: “Viện ở bờ phía Đông Nam hồ. Nhìn ra sông Tô. Xây dựng từ đời Hồng Đức nhà Lê (Lê Thánh Tông) để cho dòng dõi Lâm ấp (Chiêm Thành)”.

Như vậy, chùa Bà Đanh trước kia được xây dựng ở góc phía Tây của trường Chu Văn An hiện nay. Chùa được gọi là thiền viện Châu Lâm. Vì chùa xây dựng theo quy mô, và phục vụ tín ngưỡng của người Chăm, nên khi xây xong, chỉ có người Chăm đến lễ bái. Khi không còn người Chăm đến lễ bái nữa, thì ngôi chùa trở nên hoang phế, vì vậy mà có câu " Vắng như chùa bà đanh"

2. Dấu vết lịch sử

Đời Lý Thánh Tông có ghi lại một trận đánh Chiêm như sau: “Kỷ Dậu, Thiên Huống Bảo Tượng năm thứ 2 1069 (từ tháng 7 về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người . Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm Thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1, Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước”.

Nguồn: Internet

Tù binh Chăm được mang về như một chiến lợi phẩm, nhưng dần dần lại định cư và kết hôn với người Việt. Những ngôi làng giữ người Chăm có sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, đặc biệt là tôn giáo giữa người Chăm – Việt thời ấy, thể hiện rõ ở tín ngưỡng đình, chùa.

Vùng ven hồ Tây ngày nay còn lưu lại dấu tích để minh chứng quá trình giao thoa ấy như chùa Bà Già, chùa Bà Đanh, đình Phú Gia. Ông Hy Phú (thuộc Ban quản lý di tích Phú Gia) cho biết: “Về gốc gác của làng, nơi đây trước kia là một ngôi làng bắt giữ hàng ngàn tù binh Chăm như một nhà tù. Đến tận bây giờ, ở Phú Gia còn có hai dòng họ lớn là minh chứng cho gốc tích của người Chăm. Đó là họ Hy và họ Công trong làng. Trước kia họ gốc là họ Ông và họ Bố. Hai họ này chính là họ của người Chăm khi xưa nhưng do người dân muốn trốn tránh triều đình mà phải đổi họ”

3. Suy luận thực tiễn

Thực tế cho phép nghĩ rằng đây nguyên là một khu vực mà triều Trần (hoặc triều Lý) tập trung người Chiêm Thành, những người tự nguyện theo hoặc những tù binh. Họ có chùa riêng, chùa của làng Đa-da-li. Cái tên Bà Già mà Toàn thư cho là đọc chệch cụm từ Đa-da-li là một bằng chứng. Các triều đại Lý - Trần - Lê khi đưa người ra bắc, đã chọn các vùng trũng thấp, mà hiện nay, bằng chứng còn lại là các giếng nước hình vuông. Giếng vuông là giếng nước kiểu truyền thống chămpa, trong khi người việt là giếng tròn.

Nguồn: Internet

Một điểm khác là khi người chăm ra bắc, họ thường tập trung ở các địa danh có chữ sở, như Yên Sở( Hoài Đức, Hà Nội), sở Hoa Lâm ( Long Biên, Hà Nội), Đắc Sở, Phú Thượng( Từ Liêm, Hà Nội), hay như làng Cổ Sở ( Yên Sở, Đắc Sở, Hoài Đức), làng Khương Hạ ( Thanh Xuân, Hà Nội) chiếc cổng xóm xưa còn ghi xóm Đức Long Chàm, vốn là làng cũ người Chăm.

Các địa danh có chữ sở, khi xưa vốn là nhà tù giam giữ tù binh Chăm.

Hay những vùng trồng nhiều dừa ở nước ta như Cát Quế ( Hoài Đức, Hà Nội) Hoằng Hoá( Thanh Hoá) là những nơi cư trú của người Chăm, bởi, những cây dừa nhắc nhở nguồn gốc của họ ra đi từ thị tộc Dừa ( Narikela Vamsa)

4. Bằng chứng lịch sử

Thời Lê Thánh Tông, sau các cuộc thảo phạt một bà chúa tổ nghề dệt Lĩnh đã xuất hiện ở làng Trích Sài - khu vực Bưởi. Ngày nay di tích để lại là ngôi chùa Thiên Niên nằm ven hồ Tây, nơi thờ của bà chúa Dệt Lĩnh Phan Thị Ngọc Đô. Thần tích kể lại rằng “thời Lê Thánh Tông, vua đi đánh Chiêm Thành thắng trận, được vua Chiêm hiến con gái đẹp, trong đó có một cô, về sau có tên Việt là Phan Thị Ngọc Đô. Vua rất yêu mến Ngọc Đô, muốn giữ cô ở trong cung, nhưng triều đình tâu là không nên, vì Ngọc Đô là tì thiếp cũ của vua Chiêm.

Chùa Thiên Niên

Vua ban cho Ngọc Đô trở về làng Trích Sài. Ở đấy, cảnh trí đẹp, lại có một khoảng rộng hơn 76 mẫu thuộc các xã Cáo Đỉnh, Phú Gia được triều đình cắt cho làm đất hoa lợi, gọi là Thiên Niên trang. Xưa từ Chiêm Thành ra Bắc, Ngọc Đô có mang theo 24 thị tì. Ngọc Đô nhập tịch dân Trích Sài và qua tay thị tì, đem nghề dệt Lĩnh ở Chiêm Thành truyền cho nhân dân trong vùng. Được ít lâu bà có sinh con một lần, nhưng không may chết cả mẹ lẫn con. Nhân dân Trích Sài nhớ ơn bà; lập miếu thờ Bà chúa Dệt Lĩnh . Sau này do những biến cố của lịch sử, “chùa Thiên Niên trải thời gian binh lửa bị đổ nát. Thời Mạc có quan Thái bảo Đà Quốc Công Mạc Ngọc Liễn đã đứng ra tu sửa.

5.Giống lúa

Nước ta là nước nông nghiệp trồng lúa nước. Cây lúa, có hai loại: lúa tẻ và lúa nếp. Cách nay khoảng 30 đến 40 năm, lúa tẻ mới chỉ có Lúa Mùa và Lúa Chiêm.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì Lúa Mùa là giống lúa bản địa, còn Lúa Chiêm là giống lúa du nhập từ Chăm Pa / Chiêm Thành vào. Đến thời Lâm Ấp – Chiêm Thành, việc canh tác lúa đã phát triển mà đáng kể nhất là về sự đa dạng của các giống lúa trồng. Cư dân Chăm Pa đã phân biệt được các chân ruộng, định ra giống lúa thích hợp với thổ nhưỡng và thời tiết. Họ đã làm một năm 2 vụ.

Ở Chiêm Thành, ngũ cốc không có lúa mạch mà có lúa canh (loại lúa chín muộn và ít nhựa như lúa tám canh, tức lúa mùa) và lúa túc (tức lúa tẻ, thường gọi là Lúa Chiêm), vừng, đậu. Giống lúa Chiêm này đã truyền sang Trung Quốc và Đại Việt.

Theo Văn Doanh trong cuốn Tương Sơn dã lục (thế kỷ XI), vào thời nhà Tống “vua Chân Tông chăm lo đến việc trồng trọt, nghe nói ở Chiêm Thành có loại lúa chịu hạn… liền sai sứ dùng báu vật xin lấy giống, được 20 thạch lúa giống Chiêm Thành. Cho đến nay truyền bá đi các nơi”.

Nguồn: Internet

Trong Tống sử, ở mục “Thực hóa chí” cũng có đề cập đến lúa Chiêm Thành “Năm Đại trung tường phù thứ 4 (1011), Hoàng đế thấy miền Giang Hoài, Lưỡng Triết thường bị hạn, khiến ruộng nước không thu hoạch được; sai sứ Phúc Kiến lấy ba vạn hộc lúa Chiêm Thành phân cấp cho ba lộ trồng. Chọn ruộng của dân, ruộng nào cao thì trồng. Đó tức là lúa sớm. Lúa này so với lúa Trung Quốc thì bông dài hơn, không có râu, hạt nhỏ, không cần chọn đất cũng cứ mọc” (Dẫn lại, Lịch sử Việt Nam, Nhà Xb Trẻ, 2006, Tập 3, tr 264 – 265).

Trong Vân đài loại ngữ, mục “Phẩm vật”, Lê Quý Đông cho biết: “Người nước Nam (tức Đại Việt) tiếp xúc với người Chiêm nên trồng được nhiều thứ lúa đạo, chín về mùa Hạ, gọi là Lúa Chiêm”. (Dẫn lại, Lịch sử Việt Nam, Nhà Xb Trẻ, 2006, Tập 3, tr 265). Sách Lịch sử Việt Nam cũng khẳng định: “… lúa Chiêm, tức là loại lúa đỏ hoặc lúa túc, trồng vào mùa Đông (tháng 12) chín vào mùa Hè (tháng 4), “một loại lúa đặc hữu ở Chiêm Thành (gọi là Lúa Chiêm) cũng đã được truyền sang Trung Quốc, sang Đại Việt” (Lịch sử Việt Nam, Nhà Xb Trẻ, 2006, Tập 3, tr 264).

Từ khi xuất hiện giống Lúa Chiêm thích hợp với thổ ngơi, thời tiết của xứ sở mới, trong đó có Đại Việt, đã góp phần quan trọng cho cả Trung Quốc và Đại Việt mở rộng diện tích và thời vụ trồng lúa, tăng sản lượng lương thực.

Và câu ca dao:

“Lúa Chiêm ngấp nghé đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Chùa Bà Đanh và giai thoại với trạng Quỳnh

Chùa Bà Đanh là một trong ít chùa đại diện cho sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa. Câu chuyện về gốc tổ Tứ pháp được hình thành từ mẹ Phật Man Nương ra đời ở vùng Bắc Ninh sau đó lan truyền khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và cũng được lưu hành ở đây.

Nhiều cụ già ở Ngọc Sơn kể lại rằng: Khi thấy vùng Bắc Ninh vì thờ Tứ pháp mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc, mùa màng bội thu, dân làng vùng Ngọc Sơn bèn họp nhau lên xứ Bắc để xin chân nhang về thờ bởi ở vùng Ngọc Sơn trước đây luôn gặp mưa to, gió lớn, việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất bát gây ra cảnh đói kém triền miên. Nhưng chưa kịp đi thì xảy ra một câu chuyện lạ với dân làng: Có một cụ già cao tuổi trong làng nằm mộng thấy một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang, phúc hậu, vầng trán và đôi mắt thông minh hiện ra nói rằng: Ta được thần cho về đây để chăm nom và chỉ bảo dân làng làm ăn. Thấy vậy, dân làng bèn lập chùa thờ bà. Các bô lão đã chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa.

Nơi ấy bấy giờ là vạt rừng rậm, có nhiều cây cổ thụ, chùa quay mặt ra sông Đáy bên cạnh có hòn núi nhỏ nhô mình ra mặt nước, khung cảnh thần tiên, u tịch. Truyền thuyết này được in trong thần tích, thần sắc lưu giữ tại chùa và in đậm trong ký ức dân làng lưu truyền qua bao thế hệ. Chùa Bà Đanh mở hội vào tháng 2 âm lịch hằng năm. Cũng trong một lần về vui hội chùa, tôi đã được dân làng kể cho nghe rằng: Gần đây có một số người cho rằng trước đây chùa Bà Đanh thờ một vị thần gì đó của người Chăm Pa nhưng hình dáng tượng "thô tục" và tên chùa cũng mô phỏng theo dáng ngồi của pho tượng đó mà sau chuyển hóa thành Bà Đanh cho giảm bớt sự thô thiển ấy đi.

Trạng Quỳnh nghe nói gần nơi mình dạy học có một tượng đá rất thiêng, người ta gọi pho tượng đó là Bà Banh. Một hôm, Quỳnh đến tận nơi để xem thực hư. Quỳnh đến bên tượng lấy chày đá quẳng đi, rồi viết lên bụng bức tượng 8 câu thơ:

Khen ai đẽo đá tạc nên mày

Khéo đứng ru mà đứng mãi đây

Trên cổ đếm đeo dăm chuỗi hạt

Dưới chân đứng chéo một đôi giày

Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiểu

Hay là bốc gạo thử thanh thầy

Có gứa gần đây nhiều gốc dứa

Phô phang chi ở đám quân này

Bài thơ Quỳnh viết xong chưa ráo mực, mồ hôi tượng đá đã vã ra như tắm. Từ đấy, không còn ai nghe nói rằng "Bà Banh" thiêng nữa.

Nguồn: Tổng hợp nhiều nguồn

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay