Trên ngọn núi lửa không hoạt động Kilimanjaro ở Tanzania - châu Phi, xuất hiện một loài cây độc lạ, hiếm có khó tìm được gọi là Dendrosenecio kilimanjari.
Cây này rất kỳ lạ vì có hình dáng lai giữa cây xương rồng và dứa với kích thước khổng lồ thế nhưng loài thực vật này lại thuộc giống cây có hoa trong họ cúc. Dendrosenecio kilimanjari cao đến 10m, thân cây gỗ có đường kính tầm 40 cm và lá thì mọc ở tít trên đầu cây, mọc thành từng chùm theo hình hoa thị.
Cây thường mọc ở vùng đồng hoang ẩm ướt ở trên độ cao 2700 - 3350 m và chỉ tìm thấy tại núi Kilimanjaro. Nó đã có từ rất lâu rồi vào thời tiền sử và dần phát triển, tiến hóa để tồn tại, thích nghi với điều kiện môi trường vùng núi cao, nhiệt độ hạ xuống, lạnh giá khi đêm về. Phần thân cây dài và phình ra để tích trữ nước còn lá sẽ cụp lại lúc nhiệt độ giảm xuống.
Dendrosenecio kilimanjari là loài thực vật “độc nhất vô nhị” trên Trái Đất này, tạo nên nét bản sắc riêng chỉ có tại thiên nhiên của Kilimanjaro. Loài cây đã thu hút những người thích du lịch khám phá đến nhìn ngắm và tìm hiểu, qua đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Tanzania.
Loài cây kỳ lạ này là một thành viên của gia đình bồ công anh và các nhà khoa học cho rằng chúng tiến hóa từ một loài cây thông thường khoảng 1 triệu năm trước. Có thể chúng ban đầu là một loài cây hình thành dưới mặt đất, nhưng theo thời gian, hạt giống của chúng đã dần được đưa lên các ngọn núi cao và cuối cùng biến thành một loài mới.
Để tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, nơi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới mức đóng băng, loài cây khổng lồ này đã tiến hóa khả năng tích trữ nước trong thân của chúng, với những chiếc lá đóng lại khi trời quá lạnh.
Bên cạnh khả năng "chống đóng băng" tự nhiên, những cây này còn sở hữu khả năng tự cách nhiệt thông qua những tán lá khô héo và chết (đó là một phần lý do tại sao chúng trông rất khác thường).
Cre: Earth Mazing, tổng hợp