Đinh Nam Đao của vua Mạc Đăng Dung (1498 - 1541)

Đây được cho là binh khí nặng nhất từng được người Việt xưa sử dụng nó lên đến 30kg và dài 2,55m. Đại đao nổi tiếng của Mạc Đăng Dung hiện được lưu giữ trong thái miếu ở Nam Định.

Đây được cho là binh khí nặng nhất từng được người Việt xưa sử dụng nó lên đến 30kg và dài 2,55m. Đại đao nổi tiếng của Mạc Đăng Dung hiện được lưu giữ trong thái miếu ở Nam Định.

Đinh Nam Đao

Nguồn: Internet

Mạc Thái Tổ (1483-1541)

Tên thật là Mạc Đăng Dung, là người ở huyện Cổ Trai, Nghi Dương, nay là Kiến Thụy, Hải Phòng. Ông sinh ra trong 1 gia đình khó khăn, làm nghề thuyền chài đánh cá. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc dòng họ Mạc của ông nhưng đa phần các học giả đồng ý với lý giải Mạc Đăng Dung là con cháu 7 đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

Đinh Nam Đao

Nguồn: Internet

Mạc thái tổ

 

Thời trai trẻ, Đăng Dung có sức khỏe nổi trội, có hoài bão, chí lớn nhưng không gặp thời nên hay đi đánh vật kiếm tiền thưởng sống qua ngày. Nhưng vô tình, cũng chính điểm mạnh đó đã giúp ông thi đỗ Đệ nhất Đô lực sĩ (hay còn gọi là Võ trạng nguyên), từ đó gia nhập chốn quan trường.

Bắt đầu với thân phận quân Túc Vệ, rồi được phong làm Đô chỉ huy sứ vệ Thần Vũ, con đường công danh của Mạc Đăng Dung lên nhanh như diều gặp gió, từng giữ chức phó tướng Tả đô đốc, trấn thủ Sơn Nam hay được phong tước Vũ Xuyên Bá khi chỉ mới gần 30 tuổi.

Theo Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Mạc Đăng Dung (1483-1541) lập triều đại nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Sách sử có ghi thanh long đao của ông dài 2,55 m, nặng 25,6 kg, sau khi đã gõ hết han gỉ. Theo phán đoán của các nhà nghiên cứu, nếu chưa han gỉ, nó có thể nặng đến 30 kg. Lưỡi đao dài 0,95 m, cán dài 1,6 m, được làm bằng sắt rỗng. Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán thay thế cho khâu đao. Phần hình đầu rồng có cá chốt chặt lưỡi vào cán đao. Khi Mạc Thái tổ băng hà, thanh long đao được đem về thờ tại quê hương ông ở lăng miếu làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng).

Đinh Nam Đao

Nguồn: Internet

Sau này, trải qua nhiều biến cố, được giao mang thanh long đao về định cư ở vùng Ngọc Tỉnh (Xuân Trường, Nam Định) và thờ ở từ đường chi họ Phạm gốc Mạc. Năm 1938, họ Phạm làng Ngọc Tỉnh trùng tu từ đường, quá trình đào hồ bán nguyệt đã tìm thấy thanh long đao dưới lòng đất. Cuối năm 2010, chi họ Phạm gốc Mạc ở làng Ngọc Tỉnh cùng con cháu dòng tộc đã nghinh rước thanh long đao về thờ tại Thái miếu, khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

Đinh Nam Đao

Nguồn: Internet

Những tư liệu lịch sử trên khẳng định Mạc Đăng Dung có cây đao này. Tuy nhiên, nó được ông dùng khi đánh trận hay chỉ rèn làm biểu tượng cho sức mạnh thì đến nay vẫn là điều bí ẩn. Có ý kiến cho rằng cây đao chỉ mang tính chất tượng trưng cho quyền lực vì với sức vóc của người Việt rất khó sử dụng vũ khí này trên chiến trường.

Đinh Nam Đao

Nguồn: Internet

Nhưng điều khiến nó đặc biệt hơn là bởi đây là 1 cổ vật có tuổi đời đến 500 năm, còn thanh Yển Nguyệt đao cua Quan Vũ dù sao cũng mang nhiều tính chất thần thoại. 

Hiện nay, Định Nam Đao là 1 trong 2 thanh đao duy nhất còn tồn tại mà từng được 1 vị hoàng đế châu Á sử dụng. Thanh đao còn lại là của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn nhà Bắc Tống.

Định Nam Đao không chỉ là bảo vật của dòng họ Mạc (hoặc Phạm gốc Mạc) mà nó còn là 1 hiện vật vô giá đối với lịch sử nước ta. Sau nhiều năm chinh chiến rồi lưu lạc, thanh đao thấm đẫm tinh thần và ý chí của 1 vị vua Đại Việt vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay