Doanh nhân Hứa Bổn Hòa - Chủ nhân chiếc thang máy cổ điển nhất Việt nam

Chú Hòa (1845-1901), tên khai sinh là Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, phiên âm là Hứa Bổn Hỏa hay còn gọi là Hứa Bổn Hòa, một thương nhân người Việt gốc Hoa, là một trong “Tứ đại phú hào” của đất Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20 mà dân gian đã xếp hạng gồm:

Chú Hòa (1845-1901), tên khai sinh là Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, phiên âm là Hứa Bổn Hỏa hay còn gọi là Hứa Bổn Hòa, một thương nhân người Việt gốc Hoa, là một trong “Tứ đại phú hào” của đất Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20 mà dân gian đã xếp hạng gồm: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.

Chú Hòa gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng dõi những người nhập cư vào miền Nam Việt Nam sau khi người Mãn Châu đánh bại nhà Minh. Đặc biệt là ngôi nhà của chú Hỏa tọa lạc tại số 97 đường Phó Đức Chính Quận 1 với kiến trúc độc đáo, gồm 99 cửa theo phong thủy trên khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn…

Ngôi nhà 99 cửa này của ông Hứa Bổn Hỏa khởi thủy là tiệm cầm đồ của chú Hỏa, về sau mở rộng ra và xây dựng lại vào năm 1920. Trải qua 100 năm, ngôi biệt thự vẫn đẹp lộng lẫy theo vẻ cổ kính hài hòa giữa hai trường phái kiến trúc u - Á rất kiên cố không suy chuyển theo thời gian mà ngày nay dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. (Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM).

Bỏ qua những yếu tố chính trị – xã hội, chú Hỏa đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt Sài Gòn với tấm lòng của một người giàu có hướng ra cộng đồng. Nhà biên khảo Vương Hồng Sển từng nhận xét: “Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng chú Hỏa cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.

Sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn được con cháu tiếp tục sau khi ông mất. Mãi đến sau năm 1975, họ mới ra nước ngoài sinh sống… Dinh thự của chú Hòa hiện giờ được gọi là “Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM” Chiếc thang máy được khánh thành từ năm 1925 (đã được xây dựng lại trước đó năm 1920).

Trong toàn bộ kiến trúc công trình này, thang máy bằng gỗ được tỷ phú cho lắp đặt sử dụng nằm ngay trung tâm tòa nhà. Với việc sử dụng ròng rọc, đây là loại hiện đại nhất thời kỳ đầu thế khỉ 20. Ngày nay, cùng với tòa nhà, chiếc thang máy này vẫn được giữ nét riêng biệt của nó. Thang máy được thiết kế di chuyển từ tầng trệt lên đến tầng 4 của tòa nhà.

Buồng thang máy được làm bằng gỗ theo thiết kế cổ điển, với những ô cửa kính xung quanh. Bên trong lắp bóng đèn chiếu sáng. Nền thang máy rộng khoảng 2m2, đủ chỗ cho gần chục người. Tại mỗi tầng, những tấm cửa sắt được thiết kế tinh tế dùng để ra vào thang máy được nối với lan can cầu thang. Chuông bấm để di chuyển thang máy lên xuống các tầng được gắn trước cửa. Mặc dù sau gần 100 năm, chiếc thang máy này vẫn hoạt động tốt. Hiện nay bảo tàng chỉ dùng thang máy cổ để phục vụ du khách tàn tật và vận chuyển đồ đạc có trọng lượng lớn.

Nguồn: thangmayhoangtrieu.com.vn

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay