Nhiều người thường xuyên gặp hiện tượng bóng đè trong cuộc sống và thường thấy các hiện tượng mờ ảo và ghê sợ, khiến nhiều người đã mệt mỏi càng trở nên mệt mỏi.
Ảnh minh họa
Theo y học, bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không gây nên những tổn thương thực thể. Nó xuất hiện ở con người ngay cả trong những giấc ngủ thông thường.
Bóng đè thường xuất hiện ở một người mới ốm dậy, yếu bóng vía và không khỏe mạnh. Đặc biệt là những người mệt mỏi và phải thay đổi chỗ ở sẽ gặp tình trạng này thường xuyên hơn.
Đôi khi, những người gặp phải hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa, ngủ ngày. Điều này khiến họ không khỏi lo lắng về các vấn đề tâm linh. Khi đó, cơ thể thêm suy nhược. Việc chữa trị tình trạng bóng đè sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Nếu bạn muốn biết mình có bị bóng đè hay không, hãy nhận biết qua những triệu chứng dưới đây. Bạn sẽ hiểu hơn về hiện tượng kỳ lạ này đấy.
Ảnh minh họa
Khi bị bóng đè, một phần não bộ của con người hoạt động bình thường. Nhưng hệ thần kinh vận động lại không hoạt động khiến cho cơ thể gặp rối loạn. Người bị bóng đè sẽ không thể cử động được dù cố gắng đến đâu.
Trong thời điểm bị bóng đè, có khoảng 5% bệnh nhân có ảo giác. Hầu hết đều là những hình ảnh đáng sợ và xuất hiện tình trạng khó thở. Trong vài trường hợp, người bị bóng đè lại cảm thấy mình bị xô ngã xuống giường.
Khoảng thời gian này ở từng người không giống nhau. Cũng giống như những cảm giác mà người bị bóng đè cảm thấy là không giống nhau.
Có những người bị bóng đè chỉ trong khoảng thời gian vài giây. Nhưng cũng có người bị bóng đè trong 30 phút, thậm chí là hàng tiếng đồng hồ.
Thông thường, thời gian này phụ thuộc vào sức khỏe, suy nghĩ của họ. Điều này cũng có thể xuất hiện trong trường hợp cơ thể suy yếu, gặp nhiều vấn đề khó chịu về thần kinh. Bạn càng mệt mỏi và stress, thời gian bị bóng đè có thể càng kéo dài hơn.
Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Sau khi bị bóng đè, bất kỳ ai đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Hầu hết đều có triệu chứng đau đầu, mồ hôi vã ra liên tục.
Bóng đè khiến cơ thể mất cảm giác nên hầu hết mọi người đều ngủ thiếp đi ngay sau khi thoát khỏi triệu chứng bóng đè. Tình trạng này khiến hiện tượng bóng đè lại tái diễn, gây ra tình trạng bóng đè liên tiếp và càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Tính đến thời điểm này, những ghi nhận về tình trạng bóng đè rất đa dạng. Tùy từng người mà cảm giác nhận thấy khi bị bóng đè cũng khác nhau.
có những người cho rằng bản chất của bóng đè chỉ là một giấc mơ. Nó tái hiện lại những gì con người cảm nhận được khi còn thức. Tất cả hiện lên như một giấc mơ và khiến họ không khỏi mệt mỏi, khó chịu.
Cũng có những người chắc chắn rằng hiện tượng bóng đè xảy ra khi họ đang thức. Tuy nhiên, họ không thể phản ứng với những gì mình cảm nhận được. Chính vì thế nên họ cảm thấy vô cùng hoảng sợ, lo lắng về những gì mình nhìn thấy.
Chính vì vậy, những người bị bóng đè luôn cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh và mồ hôi toát ra nhiều hơn. Những cảm giác này được đánh giá là không khác nhiều so với những cơn ác mộng khác.
Khi cơn ác mộng kết thúc, người bị bóng đè sẽ thức giấc. Đồng thời cùng lúc thoát ra khỏi trạng thái hoảng sợ đang gặp phải.
Hiện tượng bóng đè theo tâm linh đã được giải thích nhiều lần. Họ cho rằng, ma làm chính là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Một hồn ma, một ác quỷ đã ngồi đè lên trên cơ thể người. Từ đó, khiến họ cảm giác bị nghẹt thở cũng như khó chịu. Từ đó, tạo ra cảm giác bóng đè.
Nhiều người theo thuyết tâm linh tin rằng, bóng đè chính là do con mộc gây nên. Hiểu đơn giản là một con chim bị thương đậu trên cây làm máu chảy. Khi dùng gỗ của cây làm giường, hồn ma của con chim sẽ ám và gây nên hiện tượng bóng đè. Điều này không hợp lý bởi có nhiều người bị bóng đè khi nằm trên giường sắt hay sàn gạch.
Cách giải mã hiện tượng bóng đè theo tâm linh không được khoa học chấp nhận. Các nhà khoa học cho rằng đó chỉ là lối giải thích mê tín, tin vào dị đoan. Và tất nhiên họ cũng đưa ra những giải thích của riêng mình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách giải thích đó nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng bóng đè ở người. Một trong số đó được nhắc đến nhiều nhất chính là do tâm lý căng thẳng, stress hay sức ép từ công việc quá lớn.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người phải chịu sức ép công việc rất lớn. Điều này khiến chu trình của giấc ngủ bị đảo lộn, trở nên hỗn loạn. Những yếu tố này sẽ cùng nhau kích thích lên vỏ não cũng một lúc và gây nên hiện tượng bóng đè.
Đôi khi, tư thế nằm ngủ cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đè. Bởi nó tạo sức ép rất lớn lên tim và khiến người bệnh gặp vấn đề khó chịu.
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, những bệnh liên quan tới tim mạch gây nên hiện tượng bóng đè. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp và không được ghi nhận là một hiện tượng y khoa.
Tính tới thời điểm này, chưa có biện pháp điều trị triệt để bóng đè. Cách hạn chế tốt nhất chính là xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.
Bạn nên ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, tham gia những hoạt động giải trí, thể thao phù hợp để chăm sóc bản thân.
Cần tránh xa rượu bia, chất kích thích bởi chúng là nguyên nhân khiến não căng thẳng hơn. Từ đó, mang tới cơ hội để bóng đè xuất hiện.
Khi đi ngủ, bạn cũng nên lựa chọn tư thế thật thoải mái. Từ đó, giúp cơ bắp có thể thư giãn, đảm bảo đầu và tứ chi không bị vẹo lệch để tránh làm cơ thể mệt mỏi.
Quần áo sử dụng khi ngủ cũng nên chọn loại rộng rãi. Bạn cũng nên trau dồi kiến thức, làm giảm các áp lực trong công việc. Điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều trong việc tránh hiện tượng bóng đè xảy ra với cơ thể.
Dân gian tin rằng, việc bóng đè xuất phát từ tâm lý mệt mỏi và cơ thể đang yếu sức. Lúc này, các bóng ma, vong hồn sẽ dễ dàng đến gần và quấy nhiễu cơ thể.
Để khắc phục tình trạng này, mọi người chỉ cần lấy một con dao để gần đầu giường, ngay dưới chiếu. Hầu hết người bị bóng đè đều được giải quyết sau khi áp dụng cách này.
Các nhà khoa học cho rằng đây chỉ là một biện pháp tâm lý. Nó có thể giải quyết được sự lo lắng của con người. Từ đó, dễ dàng giúp họ ngủ ngon hơn để tránh xa bóng đè. Họ không tin rằng điều này xuất hiện từ ma quỷ hay bất kỳ âm hồn nào.
Nguồn: Lan Nguyễn (news.mogi.vn)