Hiệu ứng Suspension Bridge Effect - Liệu có phải yêu từ cái nhìn đầu tiên?

Có rất nhiều bài viết về các hiệu ứng tâm lý thường thấy trong tình yêu. Thế nhưng, khi đi sâu vào từng hiệu ứng tâm lý ấy, ta lại thấy một cách sâu sắc hơn để nhìn sâu vào nội tâm để yêu thương chính mình, từ đó biết chia sẻ tình yêu ấy đến người khác.

Có rất nhiều bài viết về các hiệu ứng tâm lý thường thấy trong tình yêu. Thế nhưng, khi đi sâu vào từng hiệu ứng tâm lý ấy, ta lại thấy một cách sâu sắc hơn để nhìn sâu vào nội tâm để yêu thương chính mình, từ đó biết chia sẻ tình yêu ấy đến người khác. Hãy tượng tưởng bạn đang bước qua một chiếc cầu ở độ cao 100 met so với mực nước biển, và 2 bên là những núi đá khổng lồ với dòng nước chảy siết sâu bên dưới. Chiếc cầu bạn bước đi lại mỏng và có vẻ như đang lắc lư theo mỗi bước chân của bạn, dường như chỉ cần bạn bước sai 1 bước, bạn sẽ rơi xuống vực sâu kìa. Mồ hôi trên người bạn rơi từng gọt, nhịp tim đập nhanh dữ dội đến mức bạn có thể cảm nhận được nó ở cổ họng mình.

Cảm giác lúc đó, có phải rất sợ hãi không? Hiệu ứng cầu treo được 2 nhà nghiên cứu Dutton và Aron (1974) và tham gia bởi một nhóm các nam giới. Họ yêu cầu những người tham gia chia ra làm 2 nhóm, 1 nhóm bước qua một chiếc cầu treo như miêu tả phía trên; nhóm còn lại chỉ đi qua một cây cầu bình thường hơn. Mỗi khi những người nam bước ra khỏi cầu, sẽ có một cô gái đi đến và mong muốn được làm quen với anh ta bằng cách cho số điện thoại và thông tin liên lạc. Nghiên cứu tìm ra rằng những người đàn ông ở nhóm “đi qua chiếc cầu đáng sợ hơn” dễ dàng chấp nhận số điện thoại của cô gái kia và gọi cho cô ấy cũng như mời cô ấy đi hẹn hò.

Sau khi trải qua một cơn hoảng sợ với những dấu hiệu cơ thể được đẩy lên mức cảnh báo cao độ cho tín hiệu nguy hiểm đến sự sống , anh ta cảm thấy nguy hiểm gần kề. Rồi bỗng dưng, anh ấy nhìn thấy một người phụ nữ xuất hiện tại lúc anh ấy thoát khỏi nguy hiểm. Cơ thể anh ta lúc đó dần trở lại nhịp tim và hơi thở bình thường. Sau khi trải nghiệm nỗi sợ từ cây cầu, những chàng trai ở nhóm đó hiểu nhầm cảm giác khơi gợi trong cơ thể vừa rồi là tình cảm nam nữ mà cơ thể anh cảm nhận được khi nhìn thấy cô gái kia. Khi được hỏi tại sao anh ta liên lạc với cô ấy, anh nói rằng dường như anh bị mê hoặc và thức tỉnh cảm xúc bởi người đó, mà không hề nhắc gì đến việc anh ta vừa ở trong một trạng thái lo lắng, sợ hãi trước đó.

Họ dường như không nhận ra rằng, cảm giác hỗn loạn và khơi gợi bên trong cơ thể anh ta lúc đó không liên quan gì đến cô gái kia. Nói ngắn gọn hơn, khi một người đang ở trong trạng thái hoảng loạn, sợ hãi và hồi hộp nhưng anh ta thấy một cô gái xuất hiện bên cạnh mình, anh ta sẽ tưởng rằng anh ta yêu người ấy. (nhưng đôi khi nếu diễn biến tốt cũng có thể là yêu thật). Một nghiên cứu khác dường như cũng chứng minh cho hiệu ứng này, được các nhà nghiên cứu ở Texas, Mỹ thực hiện với những người tham gia chơi tàu lượn siêu tốc (Roller-coster). Họ cho những người tham gia nghiên cứu đánh giá một bức ảnh của 1 người khác giới sau khi họ vừa bước khỏi tàu lượn siêu tốc.

Cảm giác sợ hãi và phản ứng cơ thể vẫn còn bên trong sau 1 hồi lượn lờ trên không trung khiến họ cảm nhận được sự hấp dẫn và quyến rũ của một người xa lạ qua bức ảnh - hoặc như người ta thường gọi, là “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Vậy việc này nên giải thích trong tình yêu mỗi ngày như thế nào? Hiệu ứng này xảy ra thường xuyên hơn chúng ta tưởng. Nhiều người thường trải nghiệm cảm giác hưng phấn, như được đánh thức từ bên trong cơ thể ở một trải nghiệm hay một nơi nào đó. Sau đó họ tìm kiếm ở môi trường đó một “mục tiêu” mà họ cho rằng cảm xúc của họ xuất phát từ người đó.

Hoặc như, những người sử dụng các thuốc kê đơn hay sử dụng những loại thuố.c khiến cơ thể được tỉnh thức hay tác động đến hệ thần kinh giao cảm của cơ thể (như epinephrine - adrenalin). Cơ thể họ sẽ thay đổi ở tần số tim mạch, hồi hộp, bứt rứt, căng thẳng,…nhưng họ không nhận ra đó là tác dụng của loại thuốc kia. Mà họ nghĩ rằng họ đang cảm nhận điều gì đó từ những người xung quanh. Một tình yêu xuất hiện trong lúc ta cô đơn không phải là một tình yêu định sẵn để giúp ta trưởng thành và hạnh phúc - vì gốc rễ của thứ tình yêu đó là sự yếu đuối, sợ hãi và vô vọng. Khi một người nào đó đang trong những cơn chấn động cảm xúc, đang cảm thấy bản thân lạc lỏng trong sự sợ hãi hoặc áp lực nào đó.

Những cảm xúc và nhịp đập trong cơ thể họ đang hỗn loạn, nhưng rồi một ai đó xuất hiện. Cảm giác đó khiến họ tưởng rằng dường như họ yêu người ấy. Họ hiểu lầm cảm xúc hỗn loạn bên trong dường như biến mất đi khi họ tập trung vào một mục tiêu khác. Và rồi khi nguy hiểm qua đi, khi hỗn loạn đã hết, khi hơi thở bình ổn và nhịp tim bớt dồn dập, cuộc sống của họ trở lại bình thường. Liệu cảm xúc mà họ hiểu lầm ấy có còn là thật nữa hay không? Cho nên trong tình yêu ta phải cân nhắc thật kĩ rằng cảm xúc mà bạn đang cảm nhận liệu có thực sự là tình yêu hay không? Hay chỉ là trong giây phút cuộc sống của bạn đang tràn đầy bế tắc và đen tối.

Là khi cuộc sống của bạn quá bí bách và chìm dần xuống tuyệt vọng. Là lúc bạn xem người kia như một vầng sáng mà bám lấy họ như một cái phao cứu sinh. Để rồi sau khi bạn trải qua cơn chấn động cảm xúc, bạn sẽ quăng chiếc phao cứu sinh ấy vào một góc tối cô đơn? Lẽ nào để đến khi không còn cần họ nữa, bạn lại nói rằng tình cảm đó chỉ là một hiểu nhầm. Hãy chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình, đừng chỉ vì một sự nhầm lẫn trong cảm xúc mà làm người khác đau khổ, cũng như làm chính mình đau khổ. Tuy nhiên, nó cũng có mặt tốt. Nếu như các bạn đang trong một mối quan hệ nhưng cảm thấy tình cảm đang đi dần đến sự nhàm chán hoặc trung hoà.

Một chút chất xúc tác nguy hiểm như gặp chuyện khó khăn nào đó, như là cùng nhau trải nghiệm những điều mới mẻ khiến tim đập mạnh và nhịp cảm của cơ thể rối loạn, lúc đó tình cảm sẽ lại thắm thiết hơn vì họ cảm nhận những phản ứng cơ thể ấy là tình yêu.

Hãy là những người lớn có trách nhiệm với cảm xúc của chính mình

Nếu như như bạn yêu thích ai đó, hãy cải thiện bản thân mình trước. Nhìn xem chính mình có điểm gì tốt và điểm gì không tốt, cải thiện những điều khiến bản thân tự ti. Nhìn xem điều gì tạo nên nỗi sợ hãi bên trong bạn? Điều gì khiến mỗi khi bạn nghĩ đến, bạn cảm thấy mình vô giá trị và cần được ai đó bù đắp? Sẽ không có một ai trong 7 tỉ người ngoài kia có nhiệm vụ phải dùng vòng tay và hơi ấm của họ để ôm lấy bạn, để bảo bọc bạn, để bù đắp những thiếu xót bên trong bạn. Không có một ai mà định mệnh của họ phải là một mảnh ghép bên trong bạn. Mỗi người chúng ta đều nên là những mảnh ghép cho chính lỗ hổng bên trong tâm hồn mình.

Sau đó, hãy yêu người khác bằng tất cả sự tự tin và trân trọng bản thân mà bạn có được từ chính mình. Điều tiếp theo là đừng bỏ cuộc khi yêu thích một ai đó, nếu như người đó quá xa xôi, liệu có thể nhìn và cố gặp họ một lần trước khi ngừng yêu thích hay không? Nếu như người đó có khả năng tiếp cận, liệu có thể vẽ ra kế hoạch để đến gần người đó nhưng không gây ra khó chịu cho họ, ngược lại làm tăng thiện cảm hay không? Mình đọc được ở đâu đó rằng: “Bản thân là cây ngô đồng thì phượng hoàng mới đậu lại, bản thân là biển cả thì trăm sông mới đổ về. Nếu bạn muốn gặp một người tuyệt vời, thì bản thân bạn cũng không được hèn kém.”

Bạn không cần phải trở nên hoàn hảo, nhưng cũng đừng để mình mãi mãi dậm chân ở một vị trí mà mình không hề muốn, một nơi mà bạn mỗi ngày dằn vặt chính mình vì sự tự ti, tủi nhục. “Cuộc đời bạn như thế nào, sẽ rất liên quan đến những người xung quanh bạn. Khi ở cùng những người tràn đầy ánh sáng, lòng bạn sẽ không bao giờ tăm tối; ở cùng người có chí tiến thủ, bạn sẽ không bao giờ bị lạc hậu; ở cùng người hào phóng, bạn sẽ khó có thể nhỏ nhen; ở cùng người sáng suốt, khi gặp chuyện bạn sẽ không dễ cảm thấy hoang mang.” - trích dẫn từ “Sống tích cực” Và luôn luôn ghi nhớ rằng đừng để những cảm xúc bất đồng, đừng để sự hỗn loạn của bản thân làm người khác phải cùng bạn chịu đau khổ.

Hãy chắc chắn rằng bạn chịu trách nhiệm với nỗi đau của chính mình trước, rồi sau đó yêu người khác bằng một trái tim đơn thuần và vô điều kiện. Là khi mà bạn có thể yêu ai đó mà không cần bất cứ điều gì từ họ. Thậm chí ngay cả khi yêu ai đó rồi, cũng cố gắng hoàn thiện bản thân và tự chữa lành cho mình mỗi ngày, đừng đặt trach nhiệm soi sáng cuộc đời bạn cho một người nào khác bản thân mình.

Nguồn: Nguyễn Lê Hoài Thương

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay