Kiến mật, là tên gọi chung của một nhóm các loài kiến trong Họ Formicidae. Chúng sống ở những nơi có khi hậu nóng và khô cằn ở châu Phi, các hoang mạc ở Mỹ, Mexico hay Úc. Ngoài ra người ta cũng ghi nhận chúng xuất hiện ở những vùng có khí hậu tương đối mát mẻ (nhưng phần lớn trong năm vẫn là nắng nóng). Chính vì sống ở những nơi khắc nghiệt thiếu thốn thức ăn và nguồn nước trong hầu hết năm, mà nhóm này đã tiến hóa một cách lưu trữ thức ăn vô cùng độc đáo.
Toàn bộ thức ăn mà kiến thợ hàng ngày kiếm được, sẽ mang về tổ để phục vụ bầy đàn. Một phần sẽ được sử dụng ngay lập tức, phần còn lại sẽ được tích trữ trong những cái "tủ lạnh được treo trên tường". Những cái "tủ lạnh" này thực chất là những con kiến thợ được sinh ra với nhiệm vụ rất đặc biệt - tích trữ đồ ăn cho cả tổ. Chúng có cấu tạo cơ thể khác biệt với các con kiến thợ còn lại khi sở hữu một cái bụng có thể co giãn gấp nhiều lần thể tích cơ thể chúng. Gọi là Kiến mật, nhưng thật ra bên trong cái "tủ lạnh" ko hề chứa mật như mật ong, mà là một loại mật theo cách làm của kiến. Thức ăn của kiến mật khá đa dạng, chủ yếu gồm:
Sau khi nhận được lương thực tích trữ, chúng sẽ treo người lên trần hang, và giữ nguyên tư thế đó trong một thời gian dài. Có loài thì chúng ở dưới sàn tổ, có loài thì đu lên trần như kiểu người ta treo thịt xông khói lên vậy. Trong cái bụng đầp ắp sơn hào hải vị, con kiến mật chỉ trích ra một phần rất nhỏ tiêu hóa cho bản thân. Vì là cái kho trữ lương thực của cả bầy, nên nó phải nằm im một chỗ, hạn chế thấp nhất việc vận động, sử dụng ít năng lượng nhất có thể.
Chỉ cần ngồi ko, ko làm gì tức là đã đóng góp nhiều lắm rồi. Quả thật, một sự hy sinh cao cả cho tập thể. Nếu trong đời, bạn đã từng bị mẹ mắng: "Ngoài ăn ra mày còn biết làm gì nữa? Có ai trên thế gian này giống mày ko?" thì hãy tag ngay phụ huynh vào đây để thấy con của họ đã "hy sinh" cao cả đến mức nào. Vậy tại sao loài kiến mật lại tích trữ thức ăn theo cách này, mà ko phải như các loài kiến khác đang làm? (tha về chất đống trong tổ).
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta bắt đầu bằng một câu hỏi vui khác. Nơi sạch nhất và bẩn nhất thế gian là ở đâu? Câu trả lời lần lượt là: trong tổ kiến và gậm giường của một hốt gơn thơm phức mùi nước hoa. Kiến mặc dù sống dưới đất tăm tối, trong một quần thể đông đúc, nhưng chúng luôn giữ tổ vô cùng sạch sẽ. Bởi vì chúng rất sợ bị nấm và vi khuẩn tấn công. Chính hai thứ này là kẻ thù lớn nhất của kiến. Do vậy, các loài kiến luôn có một khu vực làm bãi rác chứa những thứ bỏ đi, bao gồm thực phẩm hư hỏng, những phần còn sót lại của thức ăn, các chất thải bài tiết hay thậm chí là xác của những con kiến chết.
Bãi rác của kiến ko nằm dưới gậm giường, mà thường là bên ngoài tổ, cách xa tổ một đoạn đường. Chúng sẽ vứt rác ở đó, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong tổ có thể giết cả đàn. Do đó, thay vì trữ thức ăn dạng thô trong tổ. Kiến mật sẽ chuyển hóa chúng thành dạng lỏng và lưu trữ trong những cái "tủ lạnh treo tường" nhằm gia tăng thời gian bảo quản, nhất là trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt thế này. Hằng ngày, các tủ lạnh sẽ được bảo dưỡng định kỳ.
Các con kiến thợ sẽ phân chia công việc để trải chuốt, lau chùi cho các con kiến mật, bằng cách liếm khắp cơ thể chúng. Việc làm này sẽ loại bỏ các chất bẩn và những mầm mống vi khuẩn tiềm ẩn, có nguy cơ làm hỏng cái tủ lạnh. Đến mùa đói kém, các con kiến bắt đầu lấy thức ăn trong tủ ra để dùng. Con nào muốn ăn, chỉ cần lại gần và ra hiệu cho cái tủ lạnh bằng câu thần chú: "Tủ ơi! mở ra". Lập tức cái tủ nhẹ nhàng bò xuống, ghé vào miệng của kẻ kia và nhả ra một giọt mật ngọt ngào.
Sau đó nó lại bò về chỗ cũ. Con kiến thợ có thể ăn hết mật này, hoặc dùng để bón cho ấu trùng kiến và kiến chúa. Tóm lại cả tổ sẽ sống hoàn toàn dựa trên nguồn thực phẩm dự trữ. Khi lượng mật được đem ra sử dụng hết, các con kiến giữ mật sẽ chết, vì cơ thể chúng ko thể trở lại trạng thái như trước được nữa. Tủ lạnh chính thức trở thành ve chai, sắt vụn. Từ xa xưa, thổ dân Châu Úc và những lữ khách lạc bước trên sa mạc, đã từng cố gắng tìm kiếm những tổ kiến mật và ăn chúng. Còn ngày nay, những con kiến mật trở thành vật nuôi trong các gia đình. Chưa thấy ai khởi nghiệp nuôi chúng lấy mật cả. Vị của kiến mật ra sao? Một số người đã từng nếm chúng, cho biết: ngọt thanh và thơm nhẹ.
Nguồn: Côn Trùng Việt Nam