Đi sâu vào bên trong khu rừng rậm Amazon ở châu Mỹ, người ta bắt gặp những đàn kiến đông đảo đang chăm chỉ tha mồi. Nhưng có gì đó sai sai, thức ăn của chúng ko phải là các con mồi mà chúng săn được, cũng ko phải là hạt hay quả của các loài cây, thứ mà chúng đang tha về những chiếc lá, chính xác hơn là những mảnh lá và bông hoa. Thực tế, thức ăn của chúng ko phải là những gì chúng đang tha về. Những nguyên liệu đó được dùng để phát triển một khu vườn dưới lòng đất, đó là vườn nấm. Các loài kiến này có tên là Kiến trồng nấm (Fungus-growing ants). Chúng là ông tổ của nghề trồng nấm, là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực canh tác trồng trọt đạt chuẩn organic.
Kiến trồng nấm là một nhóm kiến khoảng 200 loài, hiện chỉ có mặt tại khu vực Tây bán cầu. Chúng là những nông dân đích thực của giới tự nhiên khi có thể canh tác những vườn nấm rộng lớn dưới lòng đất và sử dụng nấm là thức ăn chính cho sự phát triền bầy đàn. Câu chuyện bắt đầu trong một buổi chiều mưa lộng gió. Không hẹn mà gặp, một con kiến cái (kiến chúa dự bị) rời tổ để tách bầy, cùng lúc là những con kiến đực ở các tổ khác cũng lao mình ra ngoài trời xám xịt. Dưới những cơn mưa nặng hạt, chúng thay nhau giao phối với con kiến cái để thực hiện thiên chức của thằng đàn ông. Sau cuộc mây mưa, các con đực sẽ chết, để lại góa phụ một mình ôm bụng chửa tìm nơi trú thân.
Kết thúc giao phối, đôi cánh ko còn tác dụng nữa, kiến chúa sẽ dứt bỏ nó hoặc sẽ tự ăn vào bụng, rồi tìm một địa điểm lý tưởng bắt đầu đào hang. Cái hang hẹp và chật chội sâu khoảng 20-30cm đã được hình thành sau nhiều nỗ lực của kiến chúa. Chính nơi đây sẽ khởi đầu vương quốc của nó. Sau ít phút nghỉ ngơi, kiến chúa lấy ra từ trong khoang miệng ra một "thứ gì đó" màu trắng. Nó dùng phân của chính mình để pha trộn với thứ màu trắng kia, tạo thành một thứ hỗn hợp sền sệt, rồi đặt ở giữa nhà. Cùng lúc đó, nó bắt đầu đẻ những quả trứng đầu tiên. Mặc dù có thể chứa đến hàng trăm triệu tinh trùng của nhiều con kiến đực.
Nhưng các quả trứng đầu tiên mà kiến chúa đẻ ra luôn không được thụ tinh, trứng này sẽ nở ra các con kiến cái ko sinh sản được, gọi kiến thợ. Việc muốn hoặc ko thụ tinh cho trứng, hoàn toàn năm trong quyền kiểm soát của kiến chúa. Sau khoảng 3 ngày, hỗn hợp màu trắng kia bắt đầu phát tán và lan tỏa khắp ngôi nhà. Đó chính là những sợi nấm, chúng đang phát triển. Và thứ "màu trắng" mà chúng mang từ trong miệng ra chính là các bào tử nấm. Kiến chúa là nông dân duy nhất trên mảnh đất canh tác này. Nó đang khởi nghiệp trồng nấm trong cái garage bé nhỏ như những ông trùm công nghệ thế giới đã từng làm.
Cho đến khi những con kiến thợ đầu tiên xuất hiện, vai trò của kiến chúa là rất quan trọng trong việc duy trì vườn nấm. Nếu nó chết thì vườn nấm sẽ chết theo, ngược lại nếu để nấm suy tàn, cả đàn nó cũng có kết cục tương tự. Kiến chúa liên tục bón phân cho vườn, đồng thời dùng khoảng 90% những quả trứng đẻ ra để ăn vào cơ thể, nhằm duy trì năng lượng mà làm việc. Sau vài ngày, trứng nở thành ấu trùng, và được kiến chúa nuôi dưỡng bằng chính những quả trứng khác. Cứ vậy chúng lớn dần lên bằng chính sự hy sinh của những anh em còn lại. Sau hơn 1 tháng, những con kiến thợ đầu tiên xuất hiện.
Chúng có kích thước rất nhỏ vì nguồn thức ăn bị hạn chế. Ngay khi chui ra khỏi kén, kiến thợ lập tức lại gần chào hỏi kiến chúa, bày tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành. Tiếng khóc oe oe từ những đứa em thức tỉnh chúng vội lao ra khỏi nhà để kiếm cơm, bắt đầu hành trình kiếm "thức ăn" về nuôi nấm. Bất kỳ ai trồng nấm cũng đều biết nguyên tắc cơ bản: muốn trồng nấm phải có bào tử nấm và giá thể. Nếu như bào tử nấm đã được kiến chúa mang từ quê nhà lên, thì phần còn lại là giá thể đóng vai trò tối quan trọng cho việc nấm có thể phát triển được hay ko. Về cơ bản, giá thể là hỗn hợp vật liệu nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
Trong trường hợp này, giá thể được pha trộn bằng công thức bí truyền trong gia tộc nhà kiến, mà mình may mắn là người duy nhất biết được công thức đó, nhưng xin phép tôn trọng quyền tác giả mà ko nêu ra ở đây. Những con kiến đi xa tổ có khi lên đến 200m để tìm những nguyên liệu thích hợp nhằm tạo ra thứ giá thể này, thường là lá, nhụy hoặc hoa của một số loài cây. Khi tìm được "nhà cung cấp" phù hợp. Chúng quyết định gọi nguyên bầy đến để "nhập hàng" về. Chúng tấn công cây, cắt lá và hoa bằng những cái hàm sắc và khỏe, tha về các mảnh lá lớn hơn từ 3 - 10 lần khối lượng cơ thể chúng.
Nếu quy đổi ra trọng lượng cơ thể người, tương đương một người nặng 70kg dùng răng cắn chặt và kéo vật có khối lượng khoảng 300kg suốt quãng đường vài chục km. Đến ông tổ của nghề cắn là Mike Tyson cũng phải chào thua. Kiến thợ xuất hiện mỗi lúc nhiều hơn, chúng đào nhiều ngóc ngách trong hang, mở rộng lối vào, tạo điều kiện cho không khí lưu thông, thúc đẩy vườn nấm lớn nhanh. Cả đàn chuyển qua ăn nấm. Kiến thợ thay kiến chúa chăm sóc đám ấu trùng và phục vụ chính kiến chúa. Lúc này con chúa đã chính thức khởi nghiệp thành công sau vài vòng gọi vốn, trở thành startup kỳ lân nổi danh toàn cầu.
Gia tài của nó trên sàn chứng khoán đã lên đến hàng tỉ đô. Nó ko còn phải thức khuya dậy sớm, lủi thủi một mình bón phân cho vườn nấm nữa, mà bây giờ chỉ tập trung ăn, đẻ và mở lớp truyền cảm hứng online, kể về chặng đường khởi nghiệp từ cái buổi chiều mưa lộng gió ấy. Có 2 chi nấm chủ yếu trong Họ nấm Agaricaceae được các nhà "kiến nấm" tin dùng, đó là Leucoagaricus và Leucocoprinus. Sản phẩm từ vườn nấm organic chứa nhiều chất như cacbohydrat, lipid và protein, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho kiến mà ko cần ăn thêm thức ăn từ động vật. Do vậy việc sống còn của bầy đàn phụ thuộc rất nhiều vào vườn nấm.
Nếu nấm bị vi khuẩn tấn công, cả đàn sẽ chết. Bảo vệ vườn nấm là nhiệm vụ và mục tiêu tối thượng của cả bầy. Các con kiến sẽ cắt cử luân phiên nhau kiểm tra và chăm sóc vườn. Kẻ thù của kiến là các loại nấm ký sinh, nguy hiểm nhất trong đó là vi nấm có tên Escovopsis, chúng chuyên ký sinh lên các cây nấm khỏe mạnh, sau giai đoạn trưởng thành mới xâm nhập vào cơ thể kiến và giết chết nạn nhân. Khi thấy vườn nấm bị nhiễm bệnh, các con kiến đã sử dụng một loại "thuốc trừ sâu" của riêng chúng, đó là các loại vi khuẩn Actinobacteria có trong các tuyến ẩn của kiến, đây cũng là loại vi khuẩn dùng để sản xuất phần lớn các loại thuốc kháng sinh dành cho con người hiện nay. Còn tiếp...
Nguồn: Côn Trùng Việt Nam