Kiến trồng nấm như thế nào? (P2)

Ngoài ra, để giữ vườn nấm ko bị sâu bệnh, các chất thải của quá trình trồng trọt cũng như chất thải bài tiết của kiến được chúng vận chuyển đến một khu vực cách xa tổ. Đây cũng là nơi tập kết rác của kiến. Sau khi đổ rác thải xuống, chúng liên tục xáo trộn để hỗn hợp nhanh chóng bị phân hủy.

Ngoài ra, để giữ vườn nấm ko bị sâu bệnh, các chất thải của quá trình trồng trọt cũng như chất thải bài tiết của kiến được chúng vận chuyển đến một khu vực cách xa tổ. Đây cũng là nơi tập kết rác của kiến. Sau khi đổ rác thải xuống, chúng liên tục xáo trộn để hỗn hợp nhanh chóng bị phân hủy. Nguồn thức ăn dồi dào, những con kiến thợ to khỏe hơn được sinh ra, chúng có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với từng loại công việc. Phân công lao động trong đàn kiến trồng nấm thuộc dạng phức tạp nhất trong thế giới loài kiến.

Mỗi con đều có những trách nhiệm cụ thể. Những con kiến thợ trung bình (workers) sẽ đảm nhận việc đi tìm nguyên liệu, những con khác ở nhà nuôi ấu trùng và kiến chúa. Các con kiến thợ nhỏ hơn (mini wokers) sẽ nhận những nguyên liệu từ kiến thợ mang về. Chúng dùng miệng liếm và làm sạch lá, loại bỏ những vi khuẩn tiềm ẩn, trước khi nhai vụn thành các mảnh nhỏ có kích thước từ 0.5 đên 1mm và xếp thành từng đống. Tiếp theo chúng dùng miệng để nhổ những sợi nấm ở các vườn nấm bên cạnh, đem trồng lên khối giá thể mới tạo thành.

Để đẩy nhanh quá trình phát triển nấm, chúng ủ thêm hỗn hợp với một chút phân, như cách mà con kiến chúa đã từng làm từ thuở còn hàn vi. Ngoài ra, ở một số loài kiến như Apterostigma còn dùng phân và xác của các loài côn trùng khác để làm nền cho nấm phát triển. Nói chung mỗi loài đều có công thức bí truyền của gia tộc. Các con kiến đực (drones) trong tổ được sinh ra từ trứng được thụ tinh với sứ mạng của một "thân trai mười hai bến nước".

Chỉ việc ăn, ngủ và thả thính, chờ đợi đến mùa mưa năm sau rời tổ. Còn kiến chúa dự bị (alate) ngoại trừ việc tìm các phi công trai trẻ từ các tổ lân cận, nó còn gánh một trọng trách nặng nề: mang theo một số bào tử nấm trong miệng, kèm với công thức trồng nấm của gia tộc để bắt đầu khởi nghiệp theo truyền thống của tổ tiên. Những con kiến thợ lớn (major workers) sẽ làm nhiệm vụ canh gác và bảo vệ tổ. Chúng là những chiến binh có kích thước lớn nhất tổ, rất máu mặt và hung dữ.

Chúng thường xuyên đi tuần và luân phiên trông coi vườn nấm, đảm bảo sự an toàn cho những nông dân đang cặm cụi trên cánh đồng, sẵn sàng tấn công những kẻ lạ mặt vô tình hoặc cố tình đột nhập trang trại nấm (thực tế có nhiều loài kiến khác chui vào ăn cắp nấm của chúng, nên việc bảo vệ này là hoàn toàn dễ hiểu). Đồng thời các con kiến vệ sĩ cũng thường xuyên đi theo lộ trình của các con kiến cắt lá khác để bảo vệ nguồn hàng ko bị kẻ khác đánh cướp.

Rõ ràng một hệ thống tổ chức tinh vi đã được bầy kiến hình thành và phát triển qua hàng triệu năm tiến hóa. Chỉ 1 loài thứ hai trong thế giới động vật có tổ chức kiểu này, đó là hooman. Trên mặt đất, các tổ kiến đông đúc luôn có cấu trúc gò đất hoặc dạng núi lửa có khi cao đến gần 40 cm. Ở giai đoạn cực thịnh, một tổ kiến có thể lên đến hàng triệu con. Các trang trại nấm bên dưới có thể trải dài hàng trăm mét, sâu đến gần 6m dưới mặt đất với nhiều ngóc ngách phức tạp, tạo nên một thành phố ngầm đúng nghĩa.

Vườn nấm được chia thành từng buồng riêng biệt, nối với nhau bởi hệ thống đường hầm hẹp và chằng chịt, thông với các khe hở trên gò đất và các khe hở thoát hiểm. Điều này vừa giúp chúng dễ dàng thoát khỏi các loài ăn thịt trên mặt đất, đồng thời cung cấp một hệ thống lưu thông không khí hiệu quả cho nấm phát triển. Thời gian chúng kiếm nguyên liệu diễn ra cả ngày, trừ một số thời điểm nắng nóng trong mùa hè, chúng chuyển qua làm ban đêm để đón tiết trời mát mẻ hơn, trừ hôm nào lạnh hoặc mưa thì chúng nghỉ ngơi ở nhà xem Squid Game.

Quy mô canh tác nấm của kiến có thể so sánh với quy mô trồng trọt của con người. Khi chúng mở rộng trang trại nấm ngày một lớn, điều ko mong chờ cuối cùng cũng xảy ra. Chúng đụng độ với con người. Do sự phân công lao động chuyên biệt, nên việc khai thác lá của kiến trồng nấm có sự chuyên môn cao, tức là nơi nào có nguồn lá và hoa phù hợp, cả đàn sẽ kéo đến làm gỏi trong nửa nốt nhạc. Thường những nơi ấy là các khu vườn của con người.

Ở nhiều khu vực Nam Mỹ, các loài kiến cắt lá thật sự trở thành vấn nạn của ngành nông nghiệp. Nhiều loài tập trung ăn trộm lá vào ban đêm. Chỉ sau vài giờ, toàn bộ lá trên cây nhỏ và trung bình có thể bị chúng cắt xén đến trơ cả gân. Các cây (bị rụng lá đột ngột trong thời gian ngắn) sẽ chết sau đó, phần vì các vết thương bị vi khuẩn và nấm tấn công, nhưng chủ yếu là cây ko đủ sức để hồi phục lại được nữa.

Nguồn: Côn Trùng Việt Nam

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay