Kola - Giếng địa ngục sâu nhất trên Trái Đất

Ai cũng biết rãnh Mariana là hố tự nhiên sâu nhất trên thế giới, có độ sâu tối đa là 10,971 km. Nhưng còn có 1 nơi sâu hơn cả hố tự nhiên, đó là KOLA - chiếc hố nhân tạo do con người tạo ra trên đất liền sâu đến hơn 12km, nằm tại bán đảo Kola của Nga

Ai cũng biết rãnh Mariana là hố tự nhiên sâu nhất trên thế giới, có độ sâu tối đa là 10,971 km. Nhưng còn có 1 nơi sâu hơn cả hố tự nhiên, đó là KOLA - chiếc hố nhân tạo do con người tạo ra trên đất liền sâu đến hơn 12km, nằm tại bán đảo Kola của Nga - một phần của khiên Baltic lâu đời nhất trên Trái Đất, chứa đựng lớp vỏ khổng lồ bao gồm đá granit và khoáng chất phun trào từ khoảng 3 tỷ năm trước.

Dự án có tên gọi "Lỗ khoan siêu sâu KOLA" được khởi động vào năm 1970 nhằm tìm hiểu các thành phần của vỏ Trái Đất. Mục tiêu ban đầu của dự án là khoan tới độ sâu 15km dưới lòng đất. Khi đưa mũi khoan xuống lòng đất, các kỹ sư Nga đã chia thành 3 mũi khoan tới các độ sâu khác nhau với mục tiêu đạt 15km vào cuối năm 1993.

Tuy nhiên, đến năm 1992 các nhà khoa học đã không thể tiếp tục. Nguyên nhân là nhiệt độ ở độ sâu 12km đã đạt 180 độ C. Nếu tiếp tục đào đến mục tiêu 15 km, nhiệt độ ở đó có thể lên tới 315 độ C, chắc chắn sẽ phá hủy mọi thiết bị khoan. Những khám phá thú vị về lớp vỏ Trái Đất Đội nghiên cứu đã tìm ra ở độ sâu 12km dưới lòng đất vẫn có nước, điều trước đây được cho là không thể.

Các loại khí như Heli, Hydro, Nitro và cả CO2 cũng được phát hiện trong quá trình khoan. Họ cũng phát hiện ra 24 loài sinh vật đơn bào mới, sự sống trước đây của các loài hóa thạch sinh vật phù du cực nhỏ bọc trong các hợp chất hữu cơ trầm tích vẫn nguyên vẹn đáng kinh ngạc - được khai quật từ những loại đá có từ 2,7 tỷ năm trước.

Việc phát hiện ra những loài sinh vật ở độ sâu 7km dưới lòng đất mở ra giả thiết sinh vật sống có thể chịu được sức ép cũng như nhiệt độ nóng để thích nghi trong lòng đất, bất chấp áp suất và nhiệt độ khắc nghiệt của môi trường. Ngoài ra, dự án KOLA đã đóng góp đáng kể vào nghiên cứu về "Vùng gián đoạn Moho" - ranh giới giữa lớp vỏ Trái đất và lớp phủ.

Bên cạnh đó, phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là không có sự chuyển đổi từ đá granit sang đá bazan ở độ sâu 3 - 6 km như dự đoán theo lí thuyết "Sự gián đoạn Conrad". Mũi khoan chưa bao giờ gặp phải lớp bazan như dự tính. Thay vào đó, đá granit được tìm thấy kéo dài ra ngoài mốc 12 km. Truyền thuyết "rùng rợn" xung quanh mũi khoan KOLA Vào năm 1995.

David Guberman, người đứng đầu cơ sở khoan thừa nhận có một vụ nổ không rõ nguyên nhân đã xảy ra. Thông tin này xuất phát từ những người từng tham gia thực hiện dự án, mô tả một hiện tượng có vẻ ma quái, rùng rợn. Đó là việc mũi khoan bỗng nhiên quay cuồng mộ cách điên rồ, không kiểm soát.

Nghệ sĩ người Hà Lan Lotte Geeven đã đặt máy ghi âm dưới đáy một hố sâu gần 9.150m ở Đức, ghi nhận âm thanh kì lạ như "tiếng gầm của một cơn lốc xoáy" và thừa nhận, các bản ghi âm có thể được cộng hưởng do chính âm thanh thiết bị tạo ra, thì những âm thanh được cho ghi nhận ở KOLA có vẻ kì quái như tiếng rít từ địa ngục.

Một số người tin rằng cái hố đã xuyên qua thế giới ngầm, liên kết ma quỷ với thế giới này. Người dân địa phương trong khu vực nói rằng, hố sâu đến mức có thể nghe thấy tiếng la hét của những người bị tra tấn trong địa ngục. Tất nhiên, những điều này chỉ là những lời đồn đại, được truyền miệng và không có chứng cứ xác thực.

Ngoài lề Hố Kola hiện vẫn là hố sâu nhất trên đất liền, nhưng độ sâu này đã bị vượt qua trên biển. Năm 2008, Qatar đào hố sâu 12,289km xuống vùng dầu mỏ Al Shaheen. Năm 2011, dự án Sakhalin-I đã đào hố sâu 12,376km xuống vùng biển ngoài đảo Sakhalin của Nga. Nếu có thể rơi xuống hố này, người ta sẽ mất 3-4 phút mới chạm đáy. Những người dân địa phương cho biết hố sâu tới nỗi được đặt tên là "giếng địa ngục".

Nguồn: Bùi Hải Vân / Group Maybe You Missed This F****cking News

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay