Lễ hội ánh sáng Diwali tại Ấn Độ

Diwali (hay Deepwali) là một ngày lễ lớn trong năm của Ấn Độ, Nepal, Sri lanka, chủ yếu dành cho người Hindu và những tôn giáo bản địa khác như Sikh, Jains,...

Diwali (hay Deepwali) là một ngày lễ lớn trong năm của Ấn Độ, Nepal, Sri lanka, chủ yếu dành cho người Hindu và những tôn giáo bản địa khác như Sikh, Jains,... Lễ hội Diwali được tổ chức trong 5 ngày vào tháng 10 hay tháng 11, tuỳ vào chu kì của mặt trăng hàng năm. Diwali trong tiếng Sanskirt có nghĩa là “một dãy đèn được thắp sáng”.

Tên gọi này bắt nguồn từ việc vào ngày lễ này, nhà cửa, đường phố và cả nơi công cộng đều được thắp sáng bằng đèn dầu. Tùy vào từng vùng ở Ấn Độ mà cách lý giải nguồn gốc về “tết” Diwali sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, nguồn gốc của lễ hội ánh sáng Diwali xuất phát từ tín ngưỡng huyền thoại về các vị thần.

Điển hình như huyền thoại về chiến thắng của thần Krishna trước chúa quỷ Narakasura, đã trở thành biểu tượng cho chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Hay huyền thoại về Lakshmi, nữ thần của giàu có và thịnh vượng và thần Ganesha, tượng trưng cho trí tuệ, hạnh phúc. Ở một số nơi, Diwali còn được tổ chức để tưởng nhớ đứa vua Rama, biểu tượng của đức hạnh và lòng chung thủy trong sử thi Ấn Độ. Lễ hội Diwali diễn ra trong 5 ngày và có tên gọi từng ngày khác nhau:

  • Ngày thứ nhất, ngày Dhanatrayodashi (hoặc Dhan Teras), là ngày của sự thịnh vượng và giàu có, người ta thường đi mua vàng và sắm đồ dùng gia đình.
  • Ngày thứ hai, ngày Naraka Chaturdashi, mang ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối.
  • Ngày thứ ba, ngày Lakshmi Puja, là ngày quan trọng nhất trong dịp lễ hội. Các gia đình Ấn Độ cúng thần Lakshmi và thần Ganesa, vị thần của những khởi đầu tốt lành.
  • Ngày thứ tư, ngày Govardhan Puja (còn gọi là Annakut), là ngày Krishna đánh bại Indra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishma đã phải vượt qua. Các ông chồng thường tặng quà cho vợ vào ngày Govardhan Puja.
  • Ngày thứ năm, ngày Bhaduj, là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm cho nhau.

Trước khi đón mừng, người Ấn Độ thường dọn dẹp, sơn sửa nhà cửa, trang trí đèn, nến trong nhà và ngoài phố,… để đón các vị thần. Trong thời gian diễn ra lễ hội, Ấn Độ gần như không có đêm. Mọi người từ già cho tới trẻ đều mặc quần áo mới, đặc biệt phụ nữ trong trang phục sarry cổ truyền, gặp gỡ vui chơi và thăm hỏi chúc tết lẫn nhau. Lễ hội ánh sáng Diwali được coi là lễ hội của “niềm vui- ánh sáng-hạnh phúc”. Đây cũng là dịp để mọi người rũ bỏ hiềm khích, tha thứ cho người khác, để bản thân được sống vui vẻ, thanh thản hơn.

Nguồn: Vietravel

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay