Mối có tên khoa học là Isoptera, thuộc nhóm côn trùng và họ hàng rất gần với loài gián. Tương tự như kiến, mối là loài côn trùng có tập tính xã hội cao, chúng sẽ “xây dựng” cho mình một vương quốc trong đó có mối chúa, mối thợ và mối lính. Mỗi con sẽ nhận nhiệm vụ hoạt động khác nhau trong vương quốc của mình. Trên thế giới hiện nay có hơn 2700 loài mối. Tuy nhiên bạn chỉ thường thấy một số loài xuất hiện trong nhà như: Mối nhà, mối đất cánh đen…
Nguồn thức ăn chính của mối là các chất Cellulose từ gỗ, chính vì thế mà mọi người vẫn luôn tìm cách tiêu diệt chúng vì sợ chúng phá hoại các đồ dùng nội thất trong gia đình. Mối là loài côn trùng xã hội, trong một “vương quốc” mối, chúng sẽ cùng nhau xây dựng với nhiều con mối giữ vai trò quan trọng khác nhau. Mối chúa hay còn gọi là mối hậu là loài có kích thước lớn nhất, loài náy rất quý hiếm thường mỗi đàn chỉ có một con. Những con mối chúa sẽ nhận nhiệm vụ sinh sản duy trì nòi giống.
Thông thường mối vua và mối chúa sống ở trung tâm của tổ, không thường ra khỏi tổ, chúng chỉ di chuyển từ tổ chính qua tổ phụ nếu gặp phải trường hợp ngập úng. Mối thợ có kích thước nhỏ và chiếm khoảng 70 – 80% quân số trong đàn mối chúng được biết đến với tên gọi mối lao động. Loài này có cơ quan sinh sản bị tiêu giảm, các chi thì phát triển tốt. Trong vương quốc, loài này nhận nhiệm vụ xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi các mối non…
Ngoài những công việc trên, chúng còn tham gia chiến đấu khi bị mối ở tổ khác tấn công. Được phân hóa từ mối thợ, số lượng mối lính trong đàn không quá nhiều. Loài này chịu trách nhiệm canh gác và tấn công. Phần đầu và cặp hàm trên của chúng khá phát triển là một vũ khí cực kỳ lợi hại của chúng. Ngoài ra, một số con mối lính còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi bị tấn công chúng có thể phun chất dịch làm mê kẻ tấn công. Cũng giống như các loài côn trùng khác, cơ thể mối được phân thành 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Bên ngoài được bọc bằng lớp vỏ cutin vững chắc được xem như bộ xương ngoài rất rắn chắc.
Dựa vào chức năng sinh sản và không sinh sản, hình thái cấu tạo của chúng cũng sẽ khác nhau:
Đầu của các con mối không sinh sản kém phát triển hơn, chúng có mắt kép còn mắt đơn thì bị thoái hóa. Chiều dài của mối vô sinh đạt khoảng 4mm – 10mm. Về cấu tạo bên ngoài, mối thợ và mối non có hình thái giống nhau, nhưng riêng mối non toàn thân màu trắng sữa, còn mối thợ thì có màu thẩm hơn, hàm trên của mối thợ có màu nâu đen. Còn đối với mối lính, phần đầu to hơn, có biến đổi riêng biệt để phù hợp với chức năng bảo vệ và canh gác vương quốc.
Mối thuộc loại côn trùng biến thái không hoàn toàn, nên chúng chỉ trải qua 3 giai đoạn phát triển bao gồm: Trứng, ấu trùng và con trưởng thành. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường, nhiệt độ và nguồn thức ăn mà loài này sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Trứng thường được sinh ra từ mối chúa, lần đầu tiên giao phối mối chúa có thể sinh sản được vài chục trứng, theo thời gian cơ quan sinh sản hoàn thiện số trứng sẽ dần tăng lên. Trứng mối có màu trắng, hình bầu dục và rất nhỏ.
Trứng thường được đẻ ở những nơi chúng cho là an toàn như trong tường, dưới lòng đất. Số phần của các con mối được quyết định từ khi còn trong trứng, chúng có thể phát triển thành bất kỳ thành viên nào trong tổ như mối thợ, mối lính hoặc mối cánh… Trứng sau 30 – 60 ngày sẽ nở thành ấu trùng, các con ấu trùng màu trắng đục và có kích thước bằng với kích thước trứng. Sau nhiều lần lột xác chúng sẽ có kích thước lớn hơn và phát triển đầy đủ.
Ấu trùng cũng ăn nguồn thức ăn chủ yếu là cellulose từ gỗ, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của mối thợ. Các con mối thợ sẽ phá vỡ thức ăn bằng cách nhai thức ăn và nuốt vào ruột, sau đó các enzym trong ruột sẽ chế biến thức ăn và xuất ra từ hậu môn để làm nguồn thức ăn cho các ấu trùng. Qua nhiều lần lột xác, các con ấu trùng sẽ có được đầy đủ các cơ quan để trở thành loài trưởng thành. Thông qua giai đoạn này, chúng sẽ trở thành những con mối thợ, mối cánh hoặc mối lính tùy thuộc vào nhu cầu “vương quốc” của chúng.
Tuổi thọ của loài mối khá cao, mặc dù sống đa số trong đất chịu rất nhiều nguy cơ về nấm và côn trùng ăn mồi sống nhưng chúng lại có sức sống cực kỳ bền bỉ. Tuổi thọ của chúng cũng tùy thuộc vào nhiệm vụ mà chúng đang đảm nhiệm:
Thức ăn chính của mối là cellulose từ gỗ, tuy nhiên loại chất xơ này lại khá cứng, có độ bền cao và rất khó tiêu hóa. Và tất cả là nhờ vào các vi sinh vật trong ruột có khả năng phá vỡ cellulose giúp phân giải thức ăn tiêu hóa cho mối. Các con vi sinh và mối có mối quan hệ công sinh, vi sinh sử dụng ruột mối là nhà và đổi lại các vi sinh này sẽ phân giải chất cellulose từ thức ăn của mối. Trước khi có thể bắt đâu công việc khó khăn là ăn cellulose từ gỗ, các con ấu trùng hay gọi là mối non sẽ ăn phân của các con mối thợ.
Sở dĩ có điều này là do những con mối non chưa có vi sinh vật phân giải cellulose trong đường ruột và việc ăn phân của mối thợ sẽ giúp chúng có thể cung cấp đủ vi sinh vật cần thiết lấp đầy cho đường ruột của chúng. Gần như mối thợ và mối lính đều mù vì chúng dành cả cuộc đời của mình để làm việc trong bóng tối. Chính vì thế chúng không có nhu cầu phát triển chức năng của thị giác. Riêng đối với những con mối có khả năng sinh sản, chúng rất cần thị lực để bay ra ngoài tìm bạn tình và thiết lập tổ mới, xây dựng một “vương quốc” mới cho mình.
Là loài sống trong đất, nhưng chắc chắn bạn không biết mối lại rất biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể. Chúng dành thời gian để chải chuốt cho nhau. Bởi việc giữ gìn vệ sinh tốt sẽ giúp mối kiểm soát được ký sinh trùng và vi khuẩn có hại đối với cả đàn. Mối là loài côn trùng dù gây hại nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Chúng chỉ phá hoại tài sản mà chủ yếu là các đồ dùng làm từ gỗ. Tuy nhiên việc này cũng làm thất thoát lớn, đặc biệt là tài sản của mọi người. Hãy áp dụng một số biện pháp để có thể ngăn chặn mối và giảm thiểu thiệt hại do loài côn trùng này gây ra nhé.
Nguồn: Nguyễn Hoàng - dietcontrung.com.vn