Lười biếng có đang bào mòn bạn?

Những năm 1607, sự lười biếng được gọi là Acedia, nó được định nghĩa giống như là một “tội ác chết chóc (deadly sins)”. Và theo Giáo phái Benedictine đã cho rằng sự lười biếng như con quỷ ban trưa

Những năm 1607, sự lười biếng được gọi là Acedia, nó được định nghĩa giống như là một “tội ác chết chóc (deadly sins)”. Và theo Giáo phái Benedictine đã cho rằng sự lười biếng như con quỷ ban trưa, là linh hồn của sự thờ ơ cám dỗ các tu sĩ mất đi hàng giờ đồng hồ vô ích trong khi lẽ ra họ nên hăng say lao động.

Con người chúng ta thường để bị đánh lừa bởi bộ não của chính mình rằng nó đang “nghỉ ngơi”. Ai trong chúng ta cũng sẽ có những ngày bất giác không muốn làm gì cả, chỉ muốn cho tâm trí mình được “xả hơi”. Cả ngày nằm dài trên giường, đầu óc, cơ thể đều tự động nghỉ ngơi. Đằng sau những ngày mệt mỏi cùng công việc, quay cuồng trong deadline, bon chen giữa dòng đời xô bồ thì một chút lười biếng chẳng sao đâu mà.

Đây là hiện tượng tâm lý tưởng như rất đỗi bình thường của con người, nhưng có chăng trên hành trình đi tìm đích đến cho cuộc đời của mỗi người, lười biếng sẽ là rào cản lớn nhất khiến ta bước đi chậm lại hơn? Chính sự lười biếng khiến cho con người ta luôn có cảm giác nhanh chóng bị nản lòng, luôn tạo ra lý do để trì hoãn mọi việc và không tin tưởng vào khả năng của bản thân rằng mình làm được.

Những câu nói quen thuộc rằng “Thôi cứ để mai rồi làm, vẫn còn 20 ngày nữa cơ mà” khiến bản thân ta như được tiếp thêm sức mạnh, lại trở nên trì hoãn ngày qua ngày dần trở nên lười biếng đi. Nó giống như cây tầm gửi sống bám vào người khác, một ngày khi cây mẹ mất đi thì cây tầm gửi cũng không thể tiếp tục tồn tại độc lập được nữa mà sẽ dần héo úa, tàn lụi.

“Sự lười biếng của bản thân như một cái rễ cây. Chúng nhanh chóng phát triển và ghì chặt bạn tại một chỗ.” Từ xa xưa ông bà ta đã từng nói “Cần cù bù thông minh”, ngoài việc được trời phú cho trí thông minh và chỉ số IQ cao, chúng ta không thể “vứt” đi sự chăm chỉ. Bởi có thông minh đến đâu mà lười nhác cũng khó có thể thành công.

Nhưng nếu bạn chăm chỉ chịu khó thì bạn sẽ đạt được những thành tựu nhất định, dù nó có thể không quá xuất chúng nhưng sẽ khiến bạn không bị tụt hậu, bị xã hội đào thải trở thành người vô ích, sống tầm gửi. "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Nguồn: Thôn nữ

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay