Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, họ Ngô của ông được vua Lý yêu mến mà đổi sang họ vua là Lý nên mới có tên là Lý Thường Kiệt. Sử sách cho biết, thời trẻ, Lý Thường Kiệt có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này và để có thể gần gũi bên người mình yêu, ông đã chấp nhận làm hoạn quan để thỏa ước nguyện.
Một giả thuyết khác thì cho rằng vào một đêm vua Lý nằm mơ thấy 1 vị thần đến nói với mình rằng ngày mai sẽ gặp 1 trang nam tử khôi ngô tuấn tú và có thể chọn người đó làm quan hành khiển trong triều. Ngày hôm sau, khi đi dạo vua Lý thấy Ngô Tuấn người mà giống như giâc mơ đêm qua được báo mộng và lập tức ông được mời vào cung và để có thể vào cung không qua thi cử hay tiến cử ông buộc phải trở thành hoạn quan.
Ngoài ra vẫn có giả thuyết khác nữa là ông được vua cho 3 vạn quan tiền để tự tịnh thân và trở thành thái giám giúp vua việc nước.
Nhưng với những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng với việc là con của một gia đình nối đời làm quan theo thức thế tập, tức là truyền chức này vĩnh viễn qua các đời, của cải ở mức dư dả nên việc ông nhận tiền để tự tịnh thân rất khó xảy ra mà việc ông bị hãm hại để trở thành thái giám là hợp lí hơn cả, Sử cũ chép: “Vua Lý Thánh Tông thấy Lý Thường Kiệt dung mạo đẹp đẽ, tài năng khác thường, mới khuyên ông tự thiến mình đi để tiện việc gần gũi nhà vua trong cung cấm. Lý Thường Kiệt thuận theo. Chuyện tình của ông với Dương Hồng Hạc tức Thượng Dương hoàng hậu sau này rất nhiều người biết vì vậy không tránh khỏi việc chính vua Lý Thánh Tông vì muốn ông phục vụ đất nước nhưng lại sợ gian dâm với vợ tình cũ nên đã tìm cách biến ông thành hoạn quan để tránh hậu họa về sau.
Những giả thuyết trên vẫn là chủ đề tranh cãi đến tận bây giờ trong giới sử học Việt Nam nhưng việc một thái giám nắm giữ quyền hành tuyệt đối về quân sự là điều xưa nay hiếm, vì vậy có thể thấy rằng tài năng quân sự của Lý Thường Kiệt là kiệt xuất nhưng vì một lí do nào đó mà buộc ông phải trở thành thái giám, tuy được xem như một cấp quan thấp kém khi xưa nhưng ông đã là 1 ngoại lệ để sử sách ghi tên muôn đời với chiến công đánh Tống trên đất Tống
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam chưa chỉ có chuyện triều đình Trung Quốc đánh chiếm Đại Việt chứ không có chuyện ngược lại, nhưng Lý Thường Kiệt đã bơi ngược dòng lịch sử và vì sao ông làm được điều đó, cùng nhau đi tìm lời giải đáp cho sự kiện trên:
Năm 1075 là một cột mốc vô cùng đáng nhớ không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả với nhà Đại Tống. Thời gian này tể tướng của nhà Tống là Vương An Thạch đã thực hiện rất nhiều cải cách nhằm hi vọng cứu vãn lại tình hình của đất nước đang trên đà suy yếu, tuy nhiên những cải cách này đánh mạnh vào việc bóc lột sức dân làm cho dân tình bắt đầu sinh biến loạn. Trong bối cảnh tình hình trong nước bắt đầu rối ren, Vương An Thạch cùng vua Tống đã dùng chiến thuật gây chiến với Đại Việt nhằm chuyển lửa trong nước ra bên ngoài nhằm giảm áp lực lên triều đình nhà Tống đang vô cùng rối ren và cùng để cho người dân quên đi những hậu quả của cải cách trong nước.
Đứng trước tình thế bị xâm lăng, nguyên phỉ Ỷ Lan cùng với Thái sư Lý Đạo Thành họp bàn cùng Lý Thường Kiệt đã đưa ra 1 kế sách vô cùng táo bạo đó là "Tiên phát chế nhân" tức ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng. Sau khi lên kế hoạch tỉ mỉ, Lý Thường Kiệt cùng Tôn Đản sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các đồn, trại của giặc, triệt phá các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng ở dọc biên giới từ cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu cho tới thành Ung Châu (những khu vực thuộc Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay) đẩy giặc vào thế bị động ngay từ đầu, tạo tiền đề cho thắng lợi toàn diện của cuộc chiến.
Ngoài tư tưởng táo bạo cũng như sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt cùng những vị tướng khác mà cuộc chiến giành thắng lợi vẻ vang. Nhưng một khía cạnh khác ít được nhắc đén chính là công tác tuyên giáo được lên kế hoạch hết sức tỉ mỉ nhằm đưa ra cái cớ hợp lí cũng như lấy sự ủng hộ của người dân nhà Tống. Trong quá trình đem quân sang đất Tống, Lý Thường Kiệt đã thực hiện gần như hoàn hảo công tác tuyên truyền đó là ông đã cho soạn những bài Hịch để nói với người dân đất Tống rằng ông sang đây không phải để cướp đất, mà ông sang đây để đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống đổ lên Đại Việt mà thôi.
Ông sang đất Tống là đại diện cho chính nghĩa, cũng như giúp người dân đất Tống thoát khỏi sự đè nén của triều đình, những chính sách sưu cao thuế nặng đến từ cải cách của Vương An Thạch và ông sang đất Tống là để lấy lại một số những phản nghịch người Việt bị quan quân nhà Tống giam giữ. Với những lí do hết sức hợp lí được lên kế hoạch cẩn trọng và tỉ mỉ đó mà ngoài việc thuận ý dân Đại Việt ông còn được sử ủng hộ của cả quan quân và người dân đất Tống bằng việc chào mừng và hoan nghênh đoàn quân của ông và Tôn Đản khi hành quân sang Tống quốc.
Sau khi đánh tan được thành Ung Châu, loại bỏ hoàn toàn kế sách tích trữ lương thảo của nhà Tống, Lý Thường Kiệt cùng Tôn Đản đã lập tức lui binh, nhà Tống cũng nhân nhượng nhằm giữ thể diện của mình nhưng lại nuôi dưỡng âm mưu trả thù quyết liệt và tàn ác hơn. Chỉ 2 năm sau cuộc chinh phạt đất Tống đó, theo nhiều nguồn sử ghi lại nhà Tống đã cho khoảng 30 vạn quân binh nhằm tiêu diệt nhà Tống lấy lại thể diện của Tống quốc sau thất bại bẽ mặt lần trước
Đối diện với thử thách mới, khó khăn hơn Lý Thường Kiệt đã mang đến một chiến lược mới cũng có thể nói là vô cùng tài tình và xuất sắc. Khác với năm 1075. chiến thuật lấy "Công để Thủ" chủ động trên chiến trường thì năm 1077 chiến thuật mà Lý Thường Kiệt đưa ra có thể hiểu đơn giản là "phòng thủ có tổ chức". Quân Tống lúc này dưới sự chỉ huy của viên tướng rất giỏi là Quách Quỳ tiến sâu vào biên giới Đại Việt sau đó dừng chân ở sông Cầu xây dựng chiến tuyến. Sông Cầu trở thành chiến tuyến với một bên do Quách Quỳ chỉ huy và bên còn lại của Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Phòng tuyến sông Cầu của Lý Thường Kiệt vô cùng kiên cố và được đắp rất cao nhằm mục đích phòng thủ và cầm chân quân giặc.
Lí giải cho việc vì sao không đánh mà thủ, các nhà sử học cho rằng: thời điểm đó nhà Tống phải chịu áp lực rất lớn của Khiết Đan và Tây Hạ ở phương Bắc cho nên càng sa lầy lâu ở đất Đại Việt thì càng gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với kẻ thù phương Bắc. Tiếp theo, khí hậu và thổ nhưỡng của Đại Việt rất khắc nghiệt có thể làm quân Tống kiệt quệ sức lực. Thứ ba đó là trước khi đoàn quân của Quách Quỳ đóng quân ở sông Cầu để chuẩn bị tiến sâu vào biên giới Đại Việt thì đoàn thủy binh viện trợ do nhà Tống tiếp viện đã bị quân ta đánh tan ở sông Bạch Đằng. Hết viện binh nên càng ở lâu thì càng gặp khó. Cùng đường nên quân của Quách Quỳ tìm mọi cách vượt sông, lúc bằng cầu phao lúc bằng thuyền nên khiến cho quân lính của Đại Việt gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng thủ để giữ vững phòng tuyến, khi thì chúng bắn đá vào đoàn thủy quân của ta dẫn đến thiệt hại về người là vô cùng lớn con số lên đến vài nghìn người phải bỏ mạng, hàng trăm chiến thuyền của ta bị tàn phá.
Trong bối cảnh thiệt hại ngày càng nhiều thì nhà sử học Trần Trọng Kim cho rằng thời điểm này là lúc bài thơ thần xuất hiện do Lý Thường Kiệt đọc để không làm quân sĩ nao núng và chính là một phần nguyên nhân làm thay đổi cục diện cuộc chiến:
Tuy có rất nhiều tranh cãi về tác giả của bài thơ nhưng điều đó đã không còn quan trọng bằng việc khi bài thơ được cất vang trong đêm đã làm cho lòng quân sĩ ổn định trở lại, ai cũng hừng hừng khí thế đánh giặc và chính vì vậy mà phòng tuyến sông Cầu được giữ vững. Bài thơ còn được cho rằng nó không chỉ để thúc giục lòng binh sĩ mà còn là một lời tuyên chiến đanh thép với quân Tống, cho thấy sự phi nghĩa của cuộc chiến và sự chính nghĩa của quân dân Đại Việt trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và dù bài thơ được sáng tác với mục đích nào hay của ai cũng không quan trọng bằng việc nó chính là một liều thuốc kích thích binh sĩ dẫn đến thắng lợi của cuộc chiến chống Tống lần 2.
Sau 2 thắng lợi hào hùng trước quân Tống, Lý Thường Kiệt còn tiếp tục ghi danh vào những trang sử hào hùng của dân tộc với câu chuyện đánh Chiêm Thành. Khi Chiêm Thành quấy nhiễu Đại Việt, Lý Thường Kiệt cùng vua Lý thân chinh đi đánh khiến cho vua của Chiêm Thành lúc đó là Chế Củ phải dâng đất cho Đại Việt, khu vực được dâng đó ngày nay chính là Quảng Bình và Quảng Trị. Câu chuyện vẫn còn chưa kết thúc khi 30 năm sau.
Hậu duệ của Chế Củ đánh chiếm đòi lại đất đã dâng cho nhà Lý và một lần nữa Lý Thường Kiệt đã trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đòi lại tất cả đất đai ở vùng biên cương phía Nam tạo ra 1 dải đất ổn định và bền vững, năm đó ông đã hơn 80 tuổi và gần 1 năm sau thì ông từ giẵ cõi đời để lại những di sản quý báu cho hậu thế với biết bao nhiêu điều đế suy ngẫm và chiêm nghiệm
Lý Thường Kiệt nằm xuống nhưng hình ảnh của ông vẫn sống mãi muôn đời với tư cách là một nhà quân sự kiệt xuất, một người gắn liền với "bản tuyên ngôn đầu tiên" của dân tộc. Nói đến hơn 200 năm tồn tại của nhà Lý không thể không nhắc đến Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông nhưng nhà Lý liệu có tồn tại độc lập được 200 năm hay không nếu không có Lý Thường Kiệt thì qua bài viết mỗi người sẽ có câu trả lời của riêng mình.
Nguyễn Lâm Nhât Huy