Ngựa vằn đen sọc trắng hay trắng sọc đen?

Ngựa vằn có màu gì? Là đen sọc trắng hay trắng sọc đen luôn là câu hỏi khiến cho nhiều người phải đau đầu suy nghĩ.

Ngựa vằn là một loài sinh sống tại Châu Phi, chúng tách biệt hẳn so với những người họ hàng của mình ở phần con lại của thế giới bởi màu lông. Khi đứng một mình trông chúng có vẻ khá nổi bật, nhưng đi một đàn ngựa vằn đứng với nhau chúng lại tạo nên một hiệu ứng thị giác để đánh lừa những kẻ săn mồi to lớn.

Nhìn qua bằng mắt thường chúng ta có cảm giác rằng dọc đen trắng trên người chúng hoàn toàn giống nhau, nhưng trên thực tế, khi được phân tích thì hoa văn trên cơ thể của chúng lại là những yếu tố cho chúng nhận biết lẫn nhau, bởi chúng giống như vân tay của con người, sự bố trí và sắp xếp những hoa văn trên cơ thể chúng luôn có sự khác biệt mà mắt thường khó có thể nhận ra.

Trái ngược với nhiều người nghĩ, màu sắc sặc sỡ của ngựa vằn có thể thu hút các loài thú ăn thịt khác như sư tử hay linh cẩu. Tuy nhiên thực chất thì các sọc đen trắng này lại giúp ngựa vằn đánh lạc hướng các loài này. Khi những con ngựa vằn đứng tập hợp lại với nhau, các nhà khoa học cho rằng với số lượng các sọc đen trắng lớn có thể đánh lừa các loài ăn thịt khác.

Giống như một dạng ảo ảnh quang học, khiến cho 10 con ngựa vằn đứng gần nhau trông giống như một khối khổng lồ. Đánh lừa các loài ăn thịt và khiến chúng không dám tới gần. Nhưng trên thực tế ta luôn thấy màu trắng và màu đen trên cơ thể ngựa vằn được sắp xếp rất đều nhau cả về vị trí và khoảng cách, chính điều đó làm cho chúng ta không thể biết được chúng có màu gì.

Nhưng nếu để ý kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy ngựa vằn có một nơi không có lông, đó là phần mũi và mép luôn có màu đen, nhưng chỉ nhờ manh mối đó mà kết luận màu sắc của chúng thì có vẻ vẫn còn hơi vội vàng. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu kỹ hơn về các tế bào sắc tố dưới lớp da của chúng.

Màu lông của tất cả các loài động vật lớp thú đều được chỉ định bởi một tế bào sản xuất hắc tố melanin, gọi là melanocyte, nằm ở trong nang lông. Trong trường hợp của ngựa vằn, melanocyte trong nang lông kích hoạt sắc tố đen. Tuy nhiên, một số khu vực trên da ngựa vằn lại ức chế các tế bào này, tạo ra các sọc trắng.

Nói cách khác, màu trắng có mặt ở đây là do các tế bào melanocyte bị ức chế, không thể hoạt động. Điều này có nghĩa rằng màu sắc chính của ngựa vằn là màu đen, với sọc trắng tô điểm thôi. Brenda Larison, nhà sinh vật học tại ĐH California, Los Angeles và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu 16 quần thể ngựa vằn trên khắp châu Phi.

Họ đã xem xét 29 yếu tố môi trường khác nhau như: độ ẩm đất, lượng mưa, dịch bệnh, sự phân bố của sư tử... để tìm ra đâu mới là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sọc vằn trên bộ lông của chúng. Cuối cùng, đáp án họ tìm ra chính là nhiệt độ: nơi nào càng nóng thì ngựa vằn nơi đó càng có nhiều sọc.

Có 2 giả thuyết được đưa ra để giải thích cho việc này. Thứ nhất, màu đen hấp thụ nhiều nhiệt hơn màu rắng, do đó khi có một luồng gió thổi đến, nó sẽ tác động nhanh và mạnh với phần sọc đen và chậm hơn đối với sọc trắng. Chỗ giao nhau giữa 2 sọc, gió sẽ tạo thành một vòng gió xoáy nhỏ để làm mát da ngựa vằn.

Chính vì hiệu ứng làm mát này mà nhiệt độ da trung bình của một con ngựa vằn nhiều sọc sẽ thấp hơn khoảng 3 độ C so với những con thú không có sọc trong cùng một môi trường. Thứ hai, nhiệt độ da thấp của ngựa vằn có thể giúp chúng chống đỡ bệnh tật. Do các loại côn trùng truyền bệnh chỉ thích nhiệt độ cao, nên màu lông này sẽ góp phần xua đuổi chúng bằng cách hạ nhiệt độ da như ở trên đã nói.

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay