Người Việt xưa có đồng tính luyến ái không?

Ngày nay, số lượng người LGBT ở Việt Nam không phải là hiếm gặp. Nhưng sao ngày xưa trong sử Việt chả thấy có ai nhắc tới đồng tính nhể? Câu trả lời là có, thời nào cũng vậy,

Ngày nay, số lượng người LGBT ở Việt Nam không phải là hiếm gặp. Nhưng sao ngày xưa trong sử Việt chả thấy có ai nhắc tới đồng tính nhể? Câu trả lời là có, thời nào cũng vậy, thời nào cũng có người đồng tính, chỉ có một điều là do quy phạm lễ giáo phong kiến khiến họ không thể nói ra. Đạo Nho đến với nước ta từ rất sớm và sớm được trở thành những tôn giáo lớn ở nước ta.

Tuy nguyên lý của tôn giáo này không trực tiếp bài xích quan hệ đồng tính, nhưng với tư tưởng " gia đình là cốt yếu của xã hội ", Nho giáo có cái nhìn không thiện cảm với những mối quan hệ không có khả năng gây dựng nòi giống. Và đi đôi là cả tư tưởng " đàn ông là trụ cột ", cho nên Nho giáo chỉ có cái nhìn khắt khe đối với đồng tính nam, với đồng tính nữ thì không hề kỳ thị.

Năm 1351 , Đại Việt sử ký toàn thư chép có vỏn vẹn một dòng " ở Nghệ An có người con gái biến thành người con trai ". Vào thời Lê Thánh Tông, tương truyền,có vụ án hai người đàn bà ngủ với nhau, gồm một người đã có chồng và một người chưa chồng. Người chưa chồng có thai, cô ta bị xử tội " chưa chồng mà chửa ", nhưng quan điều tra sau đó đã phán.

Người đàn bà kia tuy có thai nhưng không phải có thai với đàn ông. Mà là khi quan hệ với người đàn bà đã có chồng, cô ta hấp thụ dương khí của chồng người đàn bà đã có chồng mà từ đó có thai (??) . Cô gái sau đó được xử vô tội. Bỏ qua những tình tiết hơi xiaolil trong câu chuyện , ta có thể thấy rằng việc câu chuyện được ghi chép và truyền lại trong dân gian một cách bình thường, ta thấy đồng tính nữ trong thời xưa là một hiện tượng không gây kỳ thị gì cả.

Năm 1499 , Đại Việt Sử ký toàn thư lại chép hoàng tử Lê Tuân, đương thời ông được phong làm An Vương, tính tình thông minh đĩnh ngộ, học rộng, sức mạnh hơn hẳn người thường. Nhưng lại có tật nóng tính, hay thích mặc quần áo con gái, Hiến Tông không vừa lòng. Nên dù là con trưởng nhưng không được truyền ngôi.

Ngôi vua thuộc về người em Túc Tông, nhưng Túc Tông mất sớm, Lê Tuấn cũng là em Lê Tuân lên làm vua, tức vua Lê Uy Mục, mở ra thời kỳ tăm tối của nhà Lê sau này. Ảnh hưởng của Nho giáo vẫn còn tác động nặng nề cho đến khi Pháp vào Việt Nam ( thế kỷ 19) Một người Pháp từng nói " khi chúng tôi đặt chân tới Saigon, tôi đi kiếm một người phụ nữ, nhưng thật khó để phân biệt đàn ông và phụ nữ xứ này.

Đàn ông Annam thật đẹp, và họ đẹp theo kiểu thật nữ tính ". Người Tây vì họ sợ phụ nữ An Nam, luôn nhuộm răng đen sì, họ cho rằng đó là bệnh răng đen, và thay vì dùng phụ nữ, họ dùng đàn ông để giải toả nhu cầu sinh lý. Và đàn ông An Nam thường ít mắc bệnh hoa liễu, nên Pháp hoàn toàn an tâm khi quan hệ cùng họ. Các nhà thổ nam được thành lập nhiều nơi, thành viên là các thanh niên 12-20 tuổi. Thời Pháp thuộc ngoài người Pháp ra, thì chính ngươi Việt ta cũng sử dụng mối quan hệ đồng tính. Thời đó, thuốc phiện được sử dụng công khai và hợp pháp, điều này gây ra nhiều lệch lạc trong đàn ông Việt. Ký giả người Pháp Roger Dupuoy đã miêu tả:

"Sau khi dùng thuốc phiện thì chuyện đó không hề đau đớn dù chênh lệch kích cỡ đến mấy , trong làn khói dày và nặng mùi mơ mộng lất phất bay, thuốc phiện đã cướp đi ý chí và sự tỉnh táo của người đó. Các cậu bé Annam với gương mặt phi giới tính, làn da mềm mại, và nét quyến rũ của người phụ nữ dẫn con người tới con đường làm lầm lạc và chúng thực hiện tất cả những gì được yêu cầu . Trong làn khói thuốc, những cậu bé với mái tóc dài, bàn tay nhỏ nhắn xinh xắn hoàn toàn làm ta quên đi phụ nữ."

Cho đến thời Pháp vào Việt Nam, hoạt động đồng tính đã diễn ra công khai và phổ biến. Tuy nhiên, bởi vì đi đôi với hoạt động mại dâm nam, nên họ bị xã hội ghẻ lạnh rất nhiều.

Nguồn: Việt Nam Quốc Sử Quán

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay