Nguồn gốc hoa anh thảo

Hoa anh thảo mang một vẻ đẹp thuần khiết nhiều màu sắc rực rỡ, khiến làm mê đắm bao người yêu thích hoa. Không chỉ thế, anh thảo còn được ứng dụng khá nhiều trong ẩm thực và...

Hoa anh thảo còn có tên gọi khác là ngọc trâm. Tên tiếng anh là Primrose hoặc Cowslip, tên khoa học là Primulaceae. Anh thảo thuộc giống cây mọc sát đất với chiều cao trung bình từ 30 – 36 cm. Vì anh thảo có xuất xứ từ Địa Trung Hải, miền Nam Châu Âu, Iran, Trung Á, Somalia – Phi Châu nên nó chỉ ưa những vùng khí hậu mát lạnh. Có lẽ cũng chính vì thế mà ở nước ta hoa anh thảo được trồng nhiều ở Đà Lạt. Một cây anh thảo có thể nở ra rất nhiều hoa, màu sắc của hoa có thể là vàng, đỏ, trắng, hồng phấn, hồng đậm hoặc tím.

Lá cây có dạng hình trái tim màu xanh thẫm. Bề mặt các cánh hoa trơn láng, có xu hướng rủ xuống sát với cuống hoa. Theo truyền thuyết, thánh Pierre - người có sứ mệnh canh giữ cửa thiên đàng luôn tức giận bởi các linh hồn đang tìm cách thoát ra khỏi cánh cửa. Vào một ngày nọ, khi đang đóng cửa thiên đàng, ông vô tình đánh rơi chìa khóa xuống trần gian. Từ đó về sau tại nơi đó, bắt đầu mọc lên những chùm hoa anh thảo rực rỡ. Khi những cơn gió lạnh của mùa đông tắt hẳn, nhường chỗ cho mùa xuân ấm áp muôn hoa khoe sắc, thì cũng là lúc những đóa hoa anh thảo nở rực đầy sắc màu.

Thời điểm nở hoa của anh thảo rất đặc biệt, vì nó chỉ bung cánh thực sự khi màn đêm tĩnh lặng buông xuống, mọi vật chìm vào giấc ngủ. Có lẽ chính bởi đặc điểm thú vị này mà loài hoa anh thảo mang ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu lặng thầm và ấm áp.

  • Tương tự như những loài hoa cảnh khác, hoa anh thảo cũng được dùng để tạo điểm nhấn, làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà ở hay nơi làm việc. 
  • Người ta cũng dùng những cây anh thảo để bào chế thành một loại thuốc mỡ bôi ngoài da, giúp điều trị hiệu quả sẹo rỗ.
  • Phần củ của cây anh thảo có thể xay mịn thành bột để làm bánh, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng bột này để nấu món cháo hoa anh thảo bồi bổ cơ thể.
  • Sử dụng hoa anh thảo để ngâm rượu uống rất tuyệt.
  • Phần lá cây anh thảo có thể dùng để nấu trà uống hằng ngày.
  • Hoa anh thảo cũng được điều chế bằng công nghệ ép lạnh tiên tiến, để cho ra các sản phẩm có công dụng làm đẹp, như trị mụn, dưỡng ẩm cho da, làm sáng da, kìm hãm quá trình lão hóa,...

Với ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu thầm kín, nếu bạn nhận được một bó hoa anh thảo từ người khác giới, thì rất có thể đây là lời tỏ tình, báo hiệu rằng họ đang thầm yêu bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lẵng hoa hay bó hoa anh thảo làm quà tặng trong các dịp như sinh nhật, 8/3, 20/10… Chăm sóc cây anh thảo không phải là khó, tuy nhiên cũng không đơn giản như bạn nghĩ. Tốt nhất hãy tham khảo các yếu tố cần thiết sau:

Như đã nói ở trên hoa anh thảo thuộc loài hoa chỉ thích hợp ở những nơi có khí hậu lạnh, do đó bạn nên dùng loại đất có độ pH từ 6,2 – 6,5. Đồng thời đặt cây ở vị trí có nhiều bóng râm, ít ánh sáng. Lý tưởng nhất là dưới tàn cây lớn. Đất trồng luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cây, và anh thảo cũng không nằm ngoài ngoại lệ.

Để cây anh thảo vươn lên một cách tươi tốt, bạn nên kết hợp đất có độ tơi xốp cao, với các giá thể nhiều mùn hữu cơ ủ mục. Song song với đó hãy sử dụng những chiếc chậu có nhiều lỗ nhỏ để tạo sự thông thoáng, cũng như giúp thoát nước dễ dàng.

  • Nếu thấy hoa bắt đầu tàn thì đừng cắt nó đi, bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến củ cây anh thảo, khiến nó hỏng theo. Khi trồng cây anh thảo thì nên theo dõi sự phát triển của nó, để thay phân bón, cứ ba tuần thì thay phân một lần để kích thích cây mọc nhanh, ra hoa đều và to.
  • Củ cây anh thảo khá nhạy cảm, do đó bạn không nên rải hay xịt phân trực tiếp lên củ, cũng như tuyệt đối không dùng cào, cuốc để xới tơi đất quanh củ.
  • Nhện có chấm là kẻ thù lớn nhất của hoa anh thảo. Loài nhện này có thể khiến cây chết rất nhanh, vì thế bạn nên có những biện pháp phòng trừ ngay từ đầu bằng các thuốc xịt chuyên dụng. 
  • Ngoài nhện ra thì cây cũng dễ bị nấm mốc xâm nhập, nguyên nhân có thể là do môi trường xung quanh quá ẩm ướt. Trong trường hợp hoa anh thảo đã bị nấm bệnh thì bạn nên cách ly cây bị bệnh ra khỏi khu vườn để chăm sóc. Tránh ảnh hưởng đến các loài cây khác.

Nguồn: hoatuoihoangnga.com

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay