Khi tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy nhiều yếu tó văn hóa Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản. Đây là kết quả của một quá trình lâu dài mà Nhật Bản tích cực tiếp nhận văn hóa Trung Quốc. Và triều đại Trung Quốc được người Nhật Bản học hỏi nhiều nhất là nhà Đường (618 – 907). Vì bấy giờ, nhà Đường mạnh về mọi lĩnh vực. Sau một thời gian dài Trung Quốc chìm trong hỗn loạn, nhà Tùy đã thống nhất lại lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó, nhà Đường thay thế nhà Tùy. với đường lối cai trị hợp lý, đã giúp Trung Quốc bước vào thời kỳ hoàng kim rực rỡ. Vào lúc đó, Trung Quốc “có lẽ là nước mạnh nhất, tiến xa nhất và được cai trị tốt nhất so với các nước khác tren thế giới” (Nhận định của tác giả):
Với lãnh thổ rộng lớn, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nền văn hóa Trung Quốc thời Đường đa dạng, đặc biệt là ở kinh đô Trường An. Dọc các phố xá Trường An thời đó, có rất nhiều dân tộc, nhiều văn hóa cùng giao lưu. Từ các nhà sư từ Ấn Độ, sứ thần từ Kashgar, Ba Tư, Đông La Mã (Byzantine), cho đến các dân du mục từ Xibia, viên chức và du học sinh Triều Tiên, v.v.. Nhà Đường duy trì một đội quân chính quy lớn và mạnh, đội quân này đã chiến thắng rất nhiều kẻ thù. Tiêu diệt Đột Quyết, Tiết Diên Đà (phía Bắc), xâm lược các nước Tây Vực (Đột Dục Hồn, Cao Xương, Yên Kỳ, Cưu Tỳ). Nhà Đường chỉ thất bại khi xâm lược bán đảo Triều Tiên.
Khi người Nhật sang Trung Quốc, họ đã nhìn thấy, đã hiểu được rằng đây là một đất nước tập quyền, rộng lớn nhưng thống nhất, với đội quân chính quy hùng mạnh. Người Nhật bị ấn tượng mạnh về quyền lực tuyệt đối của Trung Quốc và họ tin rằng sức mạnh này là do chế độ chính trị của người Trung Quốc, mà chế độ này lại trái ngược với chế độ chính trị của Nhật Bản bấy giờ. Vì vậy, người Nhật đã quyết định sang du học Trung Quốc, để từ đó áp dụng trong nước. Người Nhật dong thuyền sang Trung Quốc học tập: Việc người Nhật tiếp thu văn hóa Trung Quốc đã diễn ra trong 1 thời gian rất dài.
Nhưng từ trước thời Đường thì chủ yếu là thông qua người Trung Quốc và Triều Tiên di cư sang Nhật Bản. Khi nhà Đường thay thế nhà Tùy, các sứ thần và nhà nghiên cứu người Nhật đã báo cáo rằng triều vua mới (Nhà Đường) cai trị rất hoàn hảo, và Nhật Bản còn phải học nhiều điều ở Trung Quốc. Vì vậy đến thời Đường, người Nhật mới dong thuyền sang Trung Quốc học tập. Việc du học chấm dứt từ năm 794 về sau. Số lượng người du học lớn: Trước năm 630, người Nhật tự tổ chức các chuyến đi riêng, không chính thức. Từ 630 đến 637, triều đình Nhật Bản tổ chức 12 chuyến đi sang Trung Quốc du học, quy mô mỗi chuyến rất lớn.
Mỗi chuyến đi mang theo tới vài trăm người, ban đầu là 100 đến 200 người, về sau còn nhiều hơn nữa. Đầu thế kỷ 8, triều đình Nhật mỗi chuyến đi 4 thuyền, mỗi thuyền 150 người, tổng phải lên đến 600 người, và họ cố gắng đảm bảo mỗi chuyến phải đi ít nhất 500 người. Trong đó gồm trưởng đoàn, 2 đến 3 sứ thần, thư ký, các chuyên viên như phiên dịch, thầy thuốc, thầy phong thủy, nghệ nhân, thợ mộc, thợ rèn, còn lại là thủy thủ, hoa tiêu. Đường đi đầy gian khổ: Người Nhật sang Trung Quốc bằng rất nhiều tuyến đường biển khác nhau. Có thể là đi từ Osaka, dọc bờ biển Triều Tiên rồi vào các cảng ở Sơn Đông, hoặc táo bạo hơn thì đi thẳng phía Nam xuống cửa sông Dương Tử.
Lộ trình thì rõ, nhưng việc đi lại không hề dễ dàng, ẩn chứa nhiều nguy cơ. Thuyền Nhật Bản có thể bị đánh dạt vào bở biển của nước Tân La (dân tộc Triều Tiên),nước thù địch bấy giờ của người Nhật Bản. Nếu không như vậy thì cũng có nguy cơ bị bão ở Đông Hải (Vùng biển Nhật Bản, Triều Tiên) đánh chìm. Rất nhiều trường hợp gặp nạn được ghi lại, điển hình nhất là: Một phái đoàn gồm 4 thuyền từ Trung Quốc về, đi qua cửa sông Dương Tử. Từ lúc mới đi đã gặp bão, trưởng đoàn người Trung Quốc cùng sứ thần Nhật Bản và 40 người bị chết đuối. Sau đó, cả 4 thuyền có kết cục như sau: Chiếc thứ nhất đi được 2 hôm thì hỏng cột buồm, gãy làm đôi, trôi dạt vào Kyushu.
Chiếc thứ hai đến được Satsuma sau 9 ngày, thuyền vỡ nát tơi tả. Chiếc thứ ba mắc cạn ở Dương Tử, được kéo lên và sau 40 ngày cũng đến được Kyushu. Chiếc thứ bốn xui xẻo nhất, bị đánh dạt vào đảo Jeju (Triều Tiên), đa số người trên thuyền đều bị bắt giữ, số ít còn lại may mắn chạy được về Nhật Bản. Mà đây là trường hợp từ năm 778, khi nghề đóng thuyền đã tiến bộ. Từ đó chúng ta lại càng thấy các chuyến đi trước kia nguy hiểm thế nào. Vì vậy người được chọn đa phần là người trẻ đã chịu được gian khổ. Trước và trong lúc đi, người ở Nhật thường xuyên cầu khấn để người đi được bình an.
Nếu người Nhật trở về an toàn, họ sẽ tổ chức lễ mừng long trọng để tạ ơn. Phái đoàn Nhật Bản sang Trung Quốc rồi sẽ ở lại một thời gian để học tập chuyên môn của mình. Học xong họ sẽ mang những kiến thức và tài liệu từ Trung Quốc về nước. Người ở lại lâu nhất là Kibi no Mabi, sang từ năm 717 đến năm 734 mới về, ở lại 17 năm. Khi trở về, ông và các đồng nghiệp của mình đã đóng góp nhiều tri thức về chế độ cai trị của Trung Quốc cho Nhật Bản Việc học không hề dễ dàng, 2 nước 2 ngôn ngữ, 2 phong tục khác nhau. Người Nhật chỉ có thể tiếp thu kiến thức của người Trung Quốc qua một, hai ngôn ngữ khác, phổ biến nhất là dùng chữ Hán (Văn viết và văn nói của người Trung Quốc bấy giờ khác nhau).
Kibi no Mabi.
Sau những chuyến du học này, người Nhật Bản đã mang về nước nhiều kiến thức mới ở mọi lĩnh vực.Sau đó, các kiến thức này được người Nhật áp dụng một cách sáng tạo để phù hợp với văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời Đường lên Nhật Bản vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay, khi nghiên cứu về trang phục truyền thống, vũ khí, ẩm thực, v.v...
Nguồn: Lược sử văn hóa Nhật Bản, tập 1, G.B.Sansom