Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng đến mức gây thảm họa

Ngày 15/1, dẫn nguồn tin từ Liên Hiệp Quốc (LHQ), tờ CNA cho biết thế giới rất có thể phải chứng kiến nhiệt độ tăng vọt đến mức gây thảm họa trong thế kỷ này trong bối cảnh...

Ngày 15/1, dẫn nguồn tin từ Liên Hiệp Quốc (LHQ), tờ CNA cho biết thế giới rất có thể phải chứng kiến nhiệt độ tăng vọt đến mức gây thảm họa trong thế kỷ này trong bối cảnh năm 2020 có mức nhiệt tương đương với năm 2016 - năm nóng nhất từng được ghi nhận. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tuyên bố, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của LHQ, giai đoạn từ năm 2011-2020 là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử. Đặc biệt, 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận là các năm 2016, 2019 và 2020, trong đó gần như không có sự khác biệt hoặc khác biệt rất nhỏ về mức nhiệt độ trung bình toàn cầu giữa các năm.

Vào năm 2020, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào khoảng 14,9 độ C, cao hơn 1,2 độ C so với mức nhiệt ở thời kỳ tiền công nghiệp (từ năm 1850-1900). “Năm 2020 là một trong những năm nóng nhất lịch sử. WMO đưa ra thông tin trên như một lời cảnh báo rằng biến đổi khí hậu không ngừng gia tăng, đang phá hủy cuộc sống và sinh kế của con người trên toàn cầu.

Hiện nay, nhiệt độ đang nóng lên ở mức 1,2 độ C và nhiều khu vực và lục địa đã ghi nhận thời tiết rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng từ 3-5 độ C – mức tăng “thảm họa” trong thế kỷ này”, Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh. Theo WMO, trong năm 2020, thế giới đã chứng kiến các hiện tượng thời tiết đáng chú ý như: nắng nóng kéo dài, cháy rừng ở Siberia, lượng băng biển ở Bắc Cực thấp và số cơn bão ở Đại Tây Dương gia tăng quá lớn.

Nguồn: Báo tài nguyên môi trường

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay