Những công dụng của trái quách

Trái quách là một cái tên khá xa lạ với nhiều người. Vậy trái quách là gì và công dụng của trái quách với sức khỏe như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết!

Tại Việt Nam, trái quách được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam như An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh,… Cây quách có thân to, cao khoảng 7-8m, tán rộng, nhánh có gai, lá nhỏ. Thông thường sau 5 năm, cây sẽ bắt đầu ra trái, càng lâu năm thì quả càng sai. Trái quách hình cầu, màu xám loang lổ như các hạt li ti, sần sùi.

Trái quách thường rụng vào buổi tối, lớp vỏ khá cứng và không bị vỡ ra. Do đó, người dân không cần phải leo lên cây để hái như các loại quả khác mà chỉ cần sáng ra vườn để nhặt quả rụng. Trái quách chưa chín khi bổ ra sẽ có màu trắng trong của cơm quách. Khi chín, cơm sẽ có màu nâu sẫm cho đến đen.

Nhiều người còn sợ rằng trái quách có màu đậm và mùi hương đôi khi giống như mùi sầu riêng. Tuy nhiên, khi tới miền Tây nhất định bạn sẽ không thể khước từ tấm chân tình của người dân nơi đây. Nếu bạn đến vào tháng Giêng hoặc tháng Chạp sẽ được thưởng thức nước quách chua nhẹ, ngọt béo, xen lẫn những hạt li ti giòn giòn, uống rất vui miệng.

Thành phần dinh dưỡng trong trái quách bao gồm: tinh bột, protein, chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B, canxi, photpho,… Trái quách có lớp bột phủ bên ngoài hoạt động như một hoạt chất khử độc tự nhiên, có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho các bộ phận gan và thận. Trái quách ăn có tác dụng gì? Trái quách có tác dụng vô cùng hữu ích trong việc kiểm soát lượng đường huyết tăng gây ra bởi florua.

Lớp bột phủ bên ngoài trái quách có chứa nhiều hợp chất flavonoid, saponin, phytosterol, polyphenol và axit ascorbic đều có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Chính vì vậy, ăn trái quách sẽ giúp bạn điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu. Trái quách có tác dụng gì? Trái quách được biết đến với đặc tình chống khuẩn cực kỳ hiệu quả.

Chiết xuất từ lá quách và vỏ trái quách có chứa các hợp chất như estragole, xanthotoxin, coumarin,… có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn và nấm gây bệnh. Ngoài ra theo một vài nghiên cứu, chiết xuất này còn được chứng minh về đặc tính chống viêm. Trái quách trị bệnh gì? Từ thời cổ đại tại Ấn Độ, vỏ cây quách đã được dùng để trị rắn cắn và bột vỏ trái quách thì được dùng để trị vết ong đốt cực kỳ hữu hiệu.

Trái quách là một chất hỗ trợ tiêu hóa cực kỳ tốt. Theo dân gian, lá quách còn được dùng để điều trị các vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Trong dân gian, chồi non của cây quách được sử dụng để làm siro và được sử dụng trong chữa trị chứng nấc cụt. Người dân tại biên giới Myanmar – Thái Lan thường chuẩn bị một chất gọi là Thanaka được chiết xuất từ rễ cây quách để làm thuốc chống côn trùng, đặc biệt là xịt muỗi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Thanaka với liều lượng cao sẽ giúp đuổi muỗi hiệu quả. Ngoài ra, người dân ở đây còn dùng Thanaka trộn với các loại thuốc chống côn trùng khác để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết. Theo một số nghiên cứu, chiết xuất từ trái quách có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư như ung thư da, ung thư vú,…

Dân gian cũng biết đến cây quách với đặc tính chữa lành các vết thương ngoài da nhờ chiết xuất methanol. Trái quách chín có thể dầm với đường, đá, thêm nước có công dụng giải khát, thanh nhiệt hoặc bạn cũng có thể ép chúng lấy nước uống. Trái quách chín có lợi cho sức khỏe. Người ta có thể ngửi để biết được trái nào đã chín.

Mùi trái quách chín nồng nàn hơn so với mùi trái quách tươi. Còn trái quách nào còn sống thì chỉ cần phơi nắng khoảng 1 hoặc 2 ngày là chín. Bạn chỉ nên dùng trái quách chín, hạn chế dùng trái quách tươi vì chúng có thể gây đau họng, khàn giọng.

Nguồn: phunusuckhoe.vn

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay