Những điều thú vị về quả cóc

Cóc Tahiti (danh pháp hai phần: Spondias dulcis, đồng nghĩa: Spondias cytherea) là một loài cây thân gỗ ở vùng nhiệt đới, với quả ăn được chứa hột nhiều xơ.

Quả cóc có thể ăn tươi; lớp cùi thịt dày, cứng, giòn và có vị hơi chua-ngọt. Tại Indonesia và Malaysia, nó được ăn kèm với một loại nước xốt mặn-ngọt màu đen và đặc, gọi là hayko. Nó cũng là thành phần chế biến món rojak, một món xà lách rau quả trong ẩm thực ở Malaysia, Singapore và Indonesia. Nó cũng thể được dùng để làm nước quả. Theo Đông y, công dụng của quả cóc là thanh nhiệt, giải độc, giải khát, kiện tỳ vị. Quả cóc chứa nhiều acid ascorbic, trong 100g thịt cóc có tới 42g acid ascorbic có tác dụng tăng sức đề kháng cho những người bị cảm cúm.

Để hiệu quả, dân gian có cách dùng cóc chấm muối nhai thật kỹ và nuốt từ từ giúp giảm ngay chứng đau họng rất tốt. Trong Đông y, vỏ cóc cũng có tác dụng tốt. Cha ông ta từ lâu cũng đã sử dụng vỏ cây cóc làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ đun với nước sắc uống. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Không chỉ được sử dụng ăn trực tiếp, quả cóc còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3% – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn. Trái cóc cũng được biết đến là một loại trái cây có công dụng giảm cân, làm đẹp hiệu quả. Quả cóc cung cấp ít calo. 100g thịt cóc cung cấp khoảng 29calo, chất béo có trong trái cóc là chất béo có lợi.

Đặc biệt chất xơ có nhiều trong trái cóc mang lại cảm giác no bụng lâu nên sẽ không làm cho bạn thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả. Không những vậy, trái cóc còn chứa nhiều vitamin C chống lão hóa rất tốt. Trong 100g thịt cóc cung cấp 34mg vitamin C đáp ứng ½ nhu cầu vitamin cho cơ thể mỗi ngày, giúp da hồng hào tăng sức đề kháng. Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, ăn quả cóc giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Mọi người có thể chế biến bằng cách tách lấy cùi quả cóc, bỏ hạt, thái nhỏ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản khô ráo không để bị ẩm mốc. Những người thiếu máu, nhất là bà bầu nên ăn quả cóc để bổ sung thêm sắt từ trái cóc. Bởi trong 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, 32mg canxi, đáp ứng 18% lượng chất sắt và 3% lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể.

Quả cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Ngoài ra, quả cóc còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe. Tác dụng của quả cóc có thể kể đến như hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhờ dồi dào chất xơ, ngăn ngừa lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C cao… Bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những tác dụng của quả cóc, một loại quả vô cùng quen thuộc và rất dễ kiếm được ở nước ta nhé.

Nếu bạn hay người thân trong gia đình bị ho thì hãy thử ăn vài miếng cóc được xắt nhỏ hoặc uống nước ép cóc nguyên chất. Trong quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên nên rất hiệu quả khi dùng để giảm ho. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi lá cóc với nước để trị ho. Quả cóc cũng là một giải pháp hiệu quả để trị bệnh cảm cúm. Ngoài khả năng ngừa lão hóa, cải thiện hệ miễn dịch thì vitamin C có trong quả cóc cũng giúp chuyển hóa cholesterol thành các axit mật, có thể liên quan đến việc kiểm soát lượng cholesterol và tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật.

Vitamin A giúp phân bố các hình ảnh được tiếp nhận bởi võng mạc mắt và truyền tải tới não. Hợp chất đóng vai trò chính trong lĩnh vực này là retinol. Nước sắc từ lá của quả cóc cũng được sử dụng để điều trị đau mắt. Do chứa nhiều thành phần dưỡng chất nên trái cóc là một phần không thể thiếu giúp duy trì sức sống và khả năng chịu đựng cũng như giúp tăng sức bền của cơ thể. Hàm lượng vitamin C trong quả cóc giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nó tăng cường cơ chế phòng thủ, ngăn chặn sự tấn công của bệnh hoặc của các gốc tự do. Bên cạnh đó, vitamin C còn hỗ trợ tổng hợp collagen, hấp thụ chất sắt và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau. Vitamin C trong quả cóc có thể giúp cơ thể bạn theo những cách khác nhau. Trong trường hợp này, nó hỗ trợ bảo vệ các phân tử như protein, lipid, carbohydrate và axit nucleic khỏi tổn thương. Vitamin C trong quả cóc sẽ góp phần bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do, độc tố hoặc chất ô nhiễm.

Quả cóc có hàm lượng chất xơ cao nên nó có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cử động ruột. Phần thịt của quả cóc được khuyến nghị cho những người bị bệnh táo bón và khó tiêu, trong khi hàm lượng nước trong loại quả này ngăn ngừa tình trạng mất nước. Một trong những băn khoăn lo ngại lớn của phái đẹp là vấn đề cân nặng và quả cóc cũng có tác dụng rất tốt cho trường hợp bạn muốn giảm cân an toàn. Quả cóc có chứa rất ít carbohydrate, chất béo, calo đồng thời chứa nhiều chất xơ nên rất có lợi cho những ai muốn duy trì vóc dáng mảnh mai, thon gọn.

Không chỉ được sử dụng tươi sống mà bạn còn có thể chế biến quả cóc thành những món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho nhiều món ăn thơm ngon khác đấy. Quả cóc rất có lợi cho những người bị thiếu máu vì chứa nhiều chất sắt. Chất sắt có nhiệm vụ giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Quả cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu cho bạn.

Quả cóc đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên. Hàm lượng vitamin C của quả cóc giúp phục hồi mô và chăm sóc làn da. Nước lá cóc và chiết xuất của nó có thể được sử dụng thay thế sữa dưỡng thể và kem dưỡng da. Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể chế biến cóc thành các món như cóc dầm chua ngọt, gỏi cóc bò khô, ô mai cóc, cóc xí muội… Tác dụng của quả cóc thật đáng để bạn cho nó vào danh sách các loại trái cây tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều cũng như không ăn lúc đói vì vị chua của quả cóc có thể gây nên tình trạng thừa axit ở dạ dày. Bạn chỉ nên ăn khoảng 300g cóc một ngày để tận dụng được những lợi ích sức khỏe của quả cóc nhé.

Nguồn: metunhien.vn

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay