Rối loạn nhân cách phân liệt (SPD)

Rối loạn nhân cách phân liệt (RLNCPL) là một bệnh lý mạn tính mang tính lan tỏa được định hình bởi sự cô lập xã hội và cảm xúc thờ ơ đối với xung quanh. Những người bị mắc rối loạn này thường được mô tả là khó gần và lãnh đạm.

Rối loạn nhân cách phân liệt (RLNCPL) là một bệnh lý mạn tính mang tính lan tỏa được định hình bởi sự cô lập xã hội và cảm xúc thờ ơ đối với xung quanh. Những người bị mắc rối loạn này thường được mô tả là khó gần và lãnh đạm.

Rối loạn nhân cách này được cho là khá hiếm gặp và có xu hướng tác động lên nam giới nhiều hơn nữ giới. Những người bị RLNCPL cũng có nguy cơ mắc thêm trầm cảm.

Các triệu chứng:

Những người mắc RLNCPL thường gặp phải các triệu chứng như:

  • Không quan tâm đến các qui chuẩn và mong đợi từ xã hội.
  • Thường bị mô tả là người lạnh lùng, thời ơ, lãnh đạm, sống xa lánh.
  • Hiếm khi tham dự vào các hoạt động vui chơi, giải trí.
  • Sống tách rời với người khác.
  • Có ít hoặc không có ý muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết với người khác.
  • Có cảm giác dửng dưng, không khen ngợi, xác nhận cũng như bình luận hay từ chối.
  • Không hứng thú với các mối quan hệ gia đình và xã hội.
  • Luôn bị ám ảnh với các suy nghĩ nội quan và hình ảnh tưởng tượng.

Cẩm nang Số liệu Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần 5 định nghĩa RLNCPL là một “dạng thiếu hụt các tương tác xã hội và tiếp xúc liên nhân được xác định bởi cảm giác khó chịu sâu sắc và khả năng tạo lập các mối quan hệ thân thiết sút kém, lệch lạc trong nhận thức hoặc tri giác và lập dị trong hành vi, bắt đầu từ thời niên thiếu và xuất hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống.”

Những người bị RLNCPL thường được mô tả là những người lạnh lùng, thờ ơ và tách biệt.

Người bệnh thường thích ở một mình, nhưng kết cục, lại vẫn cảm thấy cô đơn và bị cô lập xã hội. Rối loạn này thường bắt đầu xuất hiện vào thời thơ ấu và thường thể hiện rõ ràng trong thời thanh thiếu niên. Các triệu chứng của rối loạn có thể có tác động lên nhiều khía cạnh của cuộc sống như các mối quan hệ trong gia đình, trường học và nơi làm việc.

Người bệnh thường có ít bạn bè, hiếm khi hẹn hò và thường không kết hôn. Các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh gặp khó khăn khi phải làm việc trong môi trường tương tác xã hội nhiều hoặc đòi hỏi kỹ năng làm việc với người khác, và những người mắc rối loạn này có khả năng làm tốt hơn những nghề mang tính cô lập một mình.

Mặc dù RLNCPL được xếp trong nhóm Rối loạn Phổ Tâm Thần Phân Liệt và có chung một số triệu chứng với bệnh tâm thần phân liệt và Rối loạn nhân cách dạng phân liệt, nhưng RLNCPL vẫn có một số đặc điểm quan trọng giúp phân biệt nó với 2 rối loạn trên. Những người mắc RLNCPL hiếm khi gặp hoang tưởng hoặc ảo giác. Bên cạnh đó, mặc dù người bệnh RLNCPL tỏ ra xa cách và thờ ơ trong suốt buổi nói chuyện, nhưng căn bản người nghe vẫn hiểu được những gì họ đang nói chứ không như những người bị tâm thần phân liệt, cuộc trò chuyện với những bệnh nhân này khá khó khăn bởi cách nói chuyện kỳ cục và khó hiểu của họ.

Các hình thức điều trị:

Đúng như những gì bạn nghĩ, RLNCPL khá khó chữa. Những người mắc bệnh thường không tham gia vào các chương trình điều trị và có thể gặp nhiều khó khăn với hình thức tâm lý trị liệu vì họ cảm thấy việc xây dựng một mối quan hệ tương tác với trị liệu viên là một việc không dễ dàng gì.
Bệnh lý này thường kéo dài mạn tính cả đời. Sự cô lập xã hội định hình RLNCPL cũng khiến việc tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ cho bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.

Người bệnh sẽ cảm thấy dễ dàng thiết lập các mối quan hệ nào tập trung vào nghề nghiệp chuyên môn, trí tuệ hay những trò tiêu khiển chung chung vì những kiểu quan hệ này không dựa trên sự phơi bày, bộc lộ nhiều về bản thân hay đòi hỏi các cảm xúc thân mật.

Điều trị bằng thuốc cũng có thể được áp dụng cho một số triệu chứng của RLNCPL như lo âu và trầm cảm. Thuốc thường được kết hợp với các hình thức điều trị khác như liệu pháp nhận thức hành vi hoặc liệu pháp tư vấn nhóm. Những hình thức điều trị này có thể chỉ đạt kết quả tốt nhất khi trị liệu viên cẩn trọng với bệnh nhân, tránh thúc ép bệnh nhân quá và bản thân người bệnh không phải đối mặt với quá nhiều áp lực và các đòi hỏi biểu hiện cảm xúc quá mức trong quá trình trò chuyện.

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay