Sinh nhật lần thứ 94 của phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Đồng chí Nguyễn Thị Bình (sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927), là một nữ chính trị gia người Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Thị Bình (sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927), là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973.

Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1992 đến 2002. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động ở mảng đối ngoại, kiêm Phó Tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Năm 1963 bà sang Trung Quốc và được lãnh tụ Mao Trạch Đông tiếp. Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam.

Đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, bà được cử làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Sau đó bà lại trở sang Paris đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ lâm thời. Trong suốt thời gian 1968-1972, bà nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại hội nghị 4 bên tại Paris, với phong cách ngoại giao lịch lãm và duyên dáng, và được giới truyền thông đặt cho biệt hiệu "Madame Bình".

Khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, bà là người đại diện của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, một trong bốn bên ký vào bản Hiệp định. Lịch sử ngành ngoại giao Việt Nam ghi nhận Bà Nguyễn Thị Bình là nữ bộ trưởng đầu tiên của ngành, một người phụ nữ sắc sảo trên trường quốc tế và xứng đáng con cháu Bà Trưng, Bà Triệu thời đại Hồ Chí Minh.

Sau khi đất nước thống nhất, bà làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1976-1987), rồi Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1987-1992). Bà còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V (03/1982-1986), Đại biểu Quốc hội khá dài, 26 năm, từ khoá VI đến khoá X (1976-2002).

Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ và là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ Phó chủ tịch nước sau bà Nguyễn Thị Định - Phó chủ tịch hội đồng nhà nước.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, bà tiếp tục làm Chủ tịch của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Năm 2003, bà thành lập Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam và làm Chủ tịch của tổ chức này cho đến nay. Ngoài ra, bà cũng là Chủ tịch danh dự của Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam kể từ khi hội này được thành lập vào tháng 1/2004. Năm 2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng cho bà Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những công lao to lớn của bà đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn: Học viện phòng chống phản động - Anti-reactionary academy

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay