Trên đường từ Vườn quốc gia Etosha đến bờ biển Skeleton, giáo sư Hannah, một nhà địa chất người Đức tình cờ đi qua, cho biết: "Ngay cả khi Namibia tương đối an toàn và có không gian rộng lớn để phát triển du lịch, thì bờ biển này vẫn là nơi tương đối xa và ít người lui tới bởi nó ẩn chứa vô cùng nhiều nguy hiểm".
Trên thực tế, giáo sư Hannah đến để điều tra thông tin địa chất với hy vọng sẽ giúp Namibia phát triển tài nguyên đất càng nhiều càng tốt, đây là một trong những phương pháp đền bù cho "vụ thảm sát hàng chục nghìn người bản địa Namibia trong thời kỳ thuộc địa của Đức". Tuy nhiên, dù đã ở đây cả một năm nhưng giáo sư Hannah vẫn cảm thấy vô cùng bi quan về tương lai của vùng đất này.
Sức nóng và độ khô như thiêu đốt của sa mạc Namib và những dòng hải lưu lạnh giá vô tận của Đại Tây Dương trên khu vực biển này khiến cho bài toán cải tạo dường như không có lời giải. Cái tên "Bờ biển Skeleton" bắt nguồn từ năm 1933, khi một chiếc máy bay bay từ Nam Phi đến Vương quốc Anh bị rơi gần bờ biển, khi đội cứu hộ của Anh và Nam Phi đến nơi, những ngư dân địa phương cho biết:
Đừng tìm kiếm làm gì cho mất công, nếu có thể tìm thấy phi công thì anh ta chỉ còn là Skeleton thôi - theo tiếng địa phương, Skeleton có nghĩa là bộ xương. Kể từ đó, bờ biển này được đặt tên là "bờ biển bộ xương". Theo thời gian, các quan chức Namibia gọi bờ biển kéo dài từ Lüderitz đến Port Alexandria là Bờ biển Skeleton.
Khu vực không có người ở rộng 490 km là sa mạc khu vực đầm lầy muối. Các khu vực còn lại được chia thành bắc và nam, giới tuyến phía nam dài 500 km mở cửa với thế giới bên ngoài, trong khi 475 km giới tuyến phía bắc cho tới nay vẫn bị cấm đi vào. Trên thực tế, tuyến phía bắc không hoàn toàn bị cấm, thay vào đó bạn phải nộp đơn và vượt qua được ba vòng kiểm tra của ban quản lý thì mới có được giấy phép tiến vào khu vực này.
Khi bạn vào cổng Skeleton Coast, bạn sẽ thấy một biển cảnh báo ghi những lưu ý bên trong khu vực danh lam thắng cảnh. Ví dụ: xe cộ không được phép đi vào khu vực ngoài đường cao tốc và không được mang khoáng sản ra khỏi khu vực bờ biển cũng như không được phép phá hủy bất kỳ di tích văn hóa còn lại nào, chẳng hạn như những con tàu bị kẹt tên bãi biển, và xương động vật, v.v.
Trên bờ biển Skeleton có khá nhiều địa điểm nổi tiếng như mỏ kim cương, giàn khoan dầu, vịnh sư tử, giàn đánh cá trên biển, đài quan sát hải cẩu và vịnh tàu đắm. Mỏ kim cương có nguồn gốc từ thời thực dân Đức vào năm 1902. Vào thời kỳ đỉnh cao, hàng nghìn thương nhân Âu Mỹ tập trung tại đây tạo thành một thị trấn nhỏ, nơi đây từng là "ngôi sao" chói sáng nhất Namibia, đóng góp 40% GDP.
Điều đáng tiếc là quân đội Đức đã dốc toàn lực khai thác trong những năm chuẩn bị rời Namibia, điều này đã khiến các mỏ bị phá hủy nghiêm trọng và rất khó để có thể phục hồi lại. Vào năm 2010, để ngăn chặn thị trấn khai thác mỏ bị khách du lịch phá hủy, Namibia đã hạn chế khu vực du lịch trong phạm vi 5 km tính từ khu mỏ, chỉ những khách du lịch có thẻ đặc biệt mới được vào thị trấn để tham quan.
Một trong những lý do đó là bờ biển Skeleton có danh hiệu là "bờ biển nguy hiểm nhất thế giới", ngay cả những thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm nhất cũng không dám đánh cá ở đây, điều này làm cho bờ biển Skeleton có sản lượng cá cực kỳ phong phú. Một lý do nữa là dọc theo bờ biển không có làng mạc, thị trấn hay dấu vết con người, không có ô nhiễm và không có mối đe dọa từ con người, xung quanh bãi biển, hải cẩu tự nhiên ăn ngon ngủ yên, bởi vậy nó đã trở thành vùng bờ biển dày đặc nhất hải cẩu Châu Phi.
Câu trả lời chính là tại đây đã xảy ra vô số vụ tai nạn tàu biển, khiến nhiều tàu bị phá hủy và theo đó là rất nhiều người phải bỏ mạng. Có tổng cộng 1.051 con tàu lớn nhỏ khác nhau trên tuyến phía nam của bờ biển Skeleton gặp nạn, và số người chết là hàng chục nghìn người, với tỷ lệ tử vong là gần 100%.
Nguồn: Tri Thức Trẻ