Sóng thần và những dấu hiệu nhận biết

óng thần là hiện tượng các đợt sóng lớn trên biển được tạo thành từ sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái Đất ở dưới đại dương.óng thần là hiện tượng các đợt sóng lớn trên biển được tạo thành từ sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái Đất ở dưới đại dương.

Sóng thần là một trong những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt nhất mà mẹ thiên nhiên gửi đến trái đất. Trong quá khứ, nó đã cướp đi nhiều sinh mạng, phá hủy nhà cửa, cuốn trôi mọi thứ và để lại những thứ ngỗn ngang khi chúng rút. 

Vậy Sóng Thần Là Hiện Tượng Gì ?

Sóng thần là hiện tượng các đợt sóng lớn trên biển được tạo thành từ sự dịch chuyển của lớp vỏ Trái Đất ở dưới đại dương. Sự dịch chuyển này có thể là động đất, nứt gãy lớp vỏ Trái Đất ở các mảng kiến tạo, các thềm lục địa. Đôi khi còn là trận lở đất cực lớn, hoặc phun trào núi lửa  ở dưới biển.

Thậm chí trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất, những mảng thiên thạch rơi xuống biển cũng là nguyên nhân tạo nên Sóng thần.Nói chung tất cả những cơn địa chấn, hay một lực tác động ngược lên mặt biển rất mạnh mẽ từ độ sâu dưới biển trên 50m đều là nguồn cơn hình thành nên Sóng thần.

Người Nhật Bản sử dụng thuật ngữ “ Sóng bến tàu ” để gọi tên Sóng Thần bởi từ xưa, họ đã thấy vài lần các cơn sóng lớn xuất phát từ ngoài biển khơi nhưng lúc đó họ vẫn chưa biết đó là sóng bình thường hay là một thứ gì đó khủng khiếp hơn . Bởi vì khi ở ngoài biển, sóng thần rất giống với những cơn sóng cồn lớn với độ dài và mực nước dâng cao hơn đôi chút.

Ảnh: wiki

Chỉ khi sóng đến gần bờ họ mới biết rõ đó có phải là sóng biển thường ngày hay không. Khi trước sóng thần từng được định nghĩa là “ Sóng thủy triều ”  nhưng khái niệm đó đã bị bác bỏ từ lâu. Bởi sóng từ thủy triều hay sóng bình thường đều hoàn toàn phụ thuộc vào sức gió và lực hút của mặt trăng. Nhưng sóng thần thì không cần nhờ đến gió hay vệ tinh tự nhiên của Trái Đất mới hình thành. Sóng thần được tạo ra từ một lực tác động mạnh theo chiều thẳng đứng xuất phát từ dưới đại dương.

Quá Trình Hình Thành Sóng Thần

Khi diễn ra sự chấn động lớp vỏ Trái Đất ở dưới biển thông qua núi lửa hay lở đất,  hoặc là quá trình nứt gãy xê dịch của các mảng kiến tạo gây nên động đất dưới đáy đại dương, từ đó lớp vỏ Trái Đất bị lệch đi sẽ tạo nên một áp lực khổng lồ hướng thẳng lên khối nước trên bề mặt biển. Khiến cho các cơn sóng dâng cao hơn và phủ rộng hơn bình thường. Thông thường mức độ rung của cơn địa chấn từ 6 độ Richter trở lên là đã có thể hình thành sóng thần.

Khi ta ném đá xuống ao, hòn đá có trọng lực rơi xuống đáy gần như theo chiều thẳng đứng sẽ tống thẳng ngược lên mặt ao một áp lực khiến nước loang ra thành các vòng.

Sóng thần cũng gần như vậy, một áp lực mạnh mẽ dội lên từ chấn động dưới đáy biển khiến cho khối nước dâng lên với một thể tích và năng lượng khá lớn dẫn đến khối nước lớn này chuyển động, nhưng đồng thời trọng lực ở dưới sẽ kéo khối nước lan ra trên bề mặt để có thăng bằng. Bán kính của một đợt sóng thần sẽ khá rộng, khoảng hơn 1km trở lên.

Nguồn năng lượng cực lớn từ dưới đáy hướng lên trên bề mặt làm cho sóng thần di chuyển với tốc độ khá lớn ( 500 – 800km/h ). Khi nó đang đến gần bờ tiếp xúc với vùng nước cạn ở đây, lúc ấy sẽ xảy ra hiện tượng những cơn “ sóng nước nông ” nhấp nhô liên tục. Và khi đã đến bờ gặp phải cản trở, không còn nước để tiếp tục đi xuyên qua khiến tốc độ của cơn sóng bị hãm xuống từ 35 - 70 km/h, khối nước khổng lồ đang có năng lượng khổng lồ bị dồn nén lại , nước dựng đứng lên cao từ vài mét cho đến vài chục mét, sau đó đổ xuống mạnh mẽ vào đất liền.

Năm 479 trước Công Nguyên, khi lính Ba Tư bao vây thành phố Potidaea của Hy Lạp. Thủy triều rút sâu hơn bình thường vẽ ra một con đường xâm chiếm dễ dàng. Lính Ba Tư vui mừng vĩ mình được các vị thần ban tặng may mắn, nhưng khi binh lính chưa kịp vượt qua nữa đường thì một con sóng cao chưa từng thấy ập đến cuốn đi hết binh lính. Người dân thành phố Potidaea tin rằng có thần họ được cứu bơi vị thần Poseidon nhưng cái họ vừa thấy đó chính là sóng thần.

Dù sóng thường được coi là sóng thủy triều, chúng thực chất không liên quan đến thủy triều mà do lực hút của mặt trời và mặt trăng. Về mặt đó, sóng thần chỉ là phiên bản lớn hơn của những con sóng bình thường.

Do lực hút của mặt trời và mặt trăng, Ảnh: Ted

Chúng có hõm sóng và đỉnh sóng và được tạo thành từ những dòng dịch chuyển từ năng lượng xuyên qua nước thay vì từ những dòng nước. Khác biệt ở nơi năng lượng đó được hình thành. Với những cơn sóng thường năng lượng đến từ gió, bởi gió chỉ ảnh hưởng tới bề mặt nên những ngọn sóng có kích thước và tốc độ giới hạn.

Ảnh: Ted

Nhưng sóng thần được tạo ra từ năng lượng dưới mặt biển, từ một trong những núi lửa phun trào, hay một trận lở đất, hay thông thường từ một trận động đất ở đáy xảy ra khi một mảng vỏ trái đất bị lệch đi và tống vào đại dương một nguồn năng lượng khổng lồ.

Ảnh: Ted

Năng lượng này đi ngược lên bề mặt biển khiến nước biển dâng cao hơn mực nước biển thông thường, nhưng trọng lực kéo mặt nước xuống khiến nguồn năng lượng đó lan tỏa theo bề ngang và hình thành một cơn sóng thần hung hãn.

Khi ở xa bờ, khó có thể phát hiện ra sóng thần bởi vì nó di chuyển xuyên qua vùng nước sâu. Khi tiến đến gần vùng nước nông nó gây ra hiện tượng sóng nước nông, vì có ít nước để năng lượng xuyên qua và lượng năng lượng khổng lồ đó bị nén lại khiến tốc độ của con sóng sẽ chậm lại và chiều cao của nó có thể tăng cao đến 30m.

Nếu nó chạm đến bờ biển, nước biển sẽ rút xa hơn bình thường. Nó sẽ dìm chết người, san bằng nhà cửa, cuốn trôi cây cối và mọi thứ trên đường đi , khi nó rút đi sẽ để lại một đống hỗn độn và đau thương. 

Người ta cố ngăn cản nó bằng cách xây tường chống lũ và kênh rạch. Nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả, năm 2011 sóng thần phá hủy bức tường ngăn lũ bảo vệ nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, khiến 18.000 thiệt mạng và hiểm họa hạt nhân.

Mức Độ Nguy Hiểm Của Sóng Thần Và Dấu Hiệu Nhận Biết Nó

Thực tế độ cao của sóng thần lúc còn đang đi đu đưa ở ngoài biển chỉ hơn so với sóng bình thường khoảng 1m, nên những ngư dân hay người đang bơi lội trên biển sẽ rất khó nhận biết được sóng thần. Chỉ khi đến bờ sóng mới chững lại và dâng cao lên vài mét hoặc vài chục mét, có khi cả trăm mét , lúc ấy ta mới biết là sóng thần thì đã muộn. So với một cơn bão mực nước biển dâng cao chỉ có tầm 10m hoặc nhỉnh hơn một chút, thì độ cao của sóng thần nếu bão nhìn thấy chắc cũng chạy mất dạng. Trong lịch sử đã từng có cơn sóng dâng cao lên đến vài trăm mét.

Toang hoang sau trận sống thần ở Indonesia

Cho nên, khi nó ập xuống khu vực có dân cư sinh sống ven biển thì đó thực sự là một thảm họa khủng khiếp. Với một lượng nước vô cùng lớn di chuyển với tốc độ cực nhanh, Sóng Thần như một con quái vật cuốn trôi hoặc dập tan tành mọi thứ mà nó đi qua. Với bán kính lên đến 1km, thậm chí hơn, nó tha hồ phá hoại bất cứ thứ gì khi nó tràn tới.

Rất nhiều thảm họa thương tâm do sóng thần gây ra đã được ghi vào lịch sử như một sự nhắc nhở, cảnh báo về thảm họa thiên tai này.So sánh sóng thần và bão, ta nhận thấy bão tuy mưa to gió lớn kèm theo lốc xoáy nhưng chúng ta có thể nhận biết được vị này từ rất sớm – ít nhất là vài ngày, lâu hơn là một tuần. Còn sóng thần thì không, nếu không có sự nhận biết và cảnh báo từ trước đó thì khi bắt đầu có những dấu hiệu ở gần bờ thì chỉ khoảng tầm 5 phút sau hoặc sớm hơn, sóng thần đã xuất hiện.

Vậy nên, trừ những thiết bị cảnh báo sóng thần mà một số quốc gia phát triển đã chế tạo và sử dụng thì vẫn có một số cách để nhận biết sóng thần như sau :

  • Những cơn rung chấn động đất : nếu xuất hiện tại những vùng ven biển thì khả năng xảy ra sóng thần là 90 %.
  • Nước biển tự dưng xuất hiện nhiều bọt khí nổi lên như nước ngọt có gas, có mùi bất thường như mùi xăng dầu ( do chứa khí H2S trong nước ), hoặc mùi trứng thối. Nếu bạn đang tắm biển và thấy có những dấu hiệu như vậy, khi chạm vào gây mẩn ngứa thì đó là những dấu hiệu cảnh báo sóng thần sắp tới. Thậm chí nước biển cũng nóng lên bất thường nếu không phải những ngày nắng nóng hoặc mưa bão.
  • Đang ở gần biển mà nghe một tiếng nổ lớn không phải đến từ máy bay hay bất cứ động cơ nào, thậm chí đôi khi còn nghe như tiếng ồn, tiếng huýt sáo.
  • Trời có mây đen, ở phía đường chân trời có vệt sáng màu đỏ.
  • Biển nhấp nhô liên tục rồi lặng yên đột ngột, thậm chí nước biển còn rút ra xa bờ. Thì lúc đó chạy ngay đi còn kịp. Nước biển rút đi thực ra đó chính là lưỡi sóng thần – hay còn gọi là độ hõm của nó. Nó rút đi để dồn nén lại và dâng cao lên. Trước đây một số người không biết còn thích thú trước hiện tượng này, có người còn tranh thủ nhặt cá tôm đang nằm lại trên bãi biển mà không biết rằng tử thần sắp trình diện.
  • Khi sóng thần ập vào bờ sẽ có âm thanh giống như tiếng còi tàu hỏa rú lên. Mà khi đó không cần nghe, chỉ cần thấy sóng dâng cao lên ngang với ít nhất một nửa tòa nhà thì đủ hiểu rồi mà.

Thực ra, một số loài động vật chính là tín hiệu cứu mạng của ta nếu chịu khó để ý. Ở những vùng biển có khả năng xảy ra sóng thần, các loài chim là dấu hiệu nhận biết sớm nhất. Bởi giác quan của chúng có thể nhận biết được những âm thanh ở dưới biển ( hạ âm ) mà con người không thể nghe thấy được. Đặc biệt, chim hải âu nếu tự dưng bay ngược về phía biển thì đó là dấu hiệu sớm nhất để ta có thể tránh được tai họa.

Những Cơn Sóng Thần Đi Vào Lịch Sử

Ngày 9/7/ 1958, một trận động đất ở vịnh Lituya - bang Alaska ( Mỹ ) với cường độ hơn 8 độ Richter đã gây ra một trận sạt lở núi kinh hoàng khiến cho 40 triệu mét khối đất đá từ độ cao hơn 900 m lao thẳng xuống biển, tạo nên một cơn sóng thần cao lên đến 527m.

Tháng 5/1960, trận động đất mạnh nhất trong lịch sử 9, 5 độ Richter ở Chile cũng là nguồn gốc của một cơn sóng thần cướp đi mạng sống của hơn 5.700 người.  Độ phủ sóng của nó còn lan đến Hawaii ( Mỹ ) và sang tận Nhật Bản, khiến cho hai nơi này ra đi gần 200 sinh mạng.Đêm ngày 17/8/1976, trận động đất 7,9 độ Richter ở Philippines đã sinh ra một cơn sóng thần cao 5m hủy diệt khoảng gần 8000 người khi họ đang chìm trong giấc ngủ.

Ngày 17/7/1998, tại Papua New Guinea xảy ra hai trận động đất liên tiếp với cường độ hơn 7 độ Richter , làm thức tỉnh một cơn sóng thần cuốn trôi khoảng 6000 người.Ngày 26/12/ 2004, trận động đất mạnh hơn 9 độ Richter ở Ấn Độ Dương đã sinh ra một cơn sóng thần khủng khiếp cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các nước xung quanh đại dương này, riêng Indonesia là hơn 170.000 người. Thậm chí dư chấn của nó còn lan rộng tới tận Somalia ( châu Phi ).Ngày 11/3/ 2011, trận động đất 9 độ Richter hình thành nên một cơn sóng thần tràn vào Nhật Bản làm thương vong hơn 25.000 người.

Cách Ứng Phó Khi Sóng Thần Sắp Ập Tới

Khi được cảnh báo có sóng thần hoặc nếu ta tự nhận biết được điều đó thì nhanh chóng chạy thoát là ưu tiên hàng đầu và duy nhất. Sóng thần sẽ nhấn chìm những vùng trũng thấp trước tiên nên đừng dại gì ở bãi biển , trong nhà hay trên đường, hoặc những nơi thấp hơn vài chục mét tính từ mặt đất trở lên. Nếu biết sớm ta chạy lên đồi núi là những nơi an toàn nhất.Hoặc nhanh nhất là chạy xa khỏi biển khoảng vài km là có thể an toàn.

Nếu có những tòa nhà cao tầng ở gần đó thì chạy lên các tầng cao hơn. Tránh từ tầng 1 đến tầng 3 là được. Đừng mang theo đồ đạc gì nếu không phải là những giấy tờ, vật dụng quan trọng nhất. Càng gọn nhẹ thì càng dễ chạy nhanh.Trên biển, các tàu thuyền nếu biết được dấu hiệu có sóng thần sắp đến hoặc được cảnh báo khẩn thì cần nhanh chóng đưa thuyền ra đến vùng nước sâu khác cách xa chỗ đó. Vì những cơn sóng thần di chuyển nhanh trên biển sẽ làm thay đổi mực nước gây nguy hiểm cho tàu thuyền.

Đừng cố chạy về cảng hay bờ bãi vì sự tàn phá của sóng thần khi ập vào bờ còn tai hại hơn. Trong trường hợp nếu đã về đến bờ thì đừng ở lại trên tàu thuyền mà nhanh chóng chạy đến chỗ an toàn nhất có thể.Các quốc gia nằm trong vùng đứt gãy lớp vỏ Trái Đất, hay có núi lửa động đất thì cần xây dựng những hệ thống ngăn chặn tối đa tác động của sóng thần. Những bờ đập, tường bảo vệ cần phải cao ít nhất trên 10 mét, càng kiên cố chắc chắn càng tốt. Và ưu tiên đầu tư những thiết bị hiện đại cảnh báo sóng thần. Ở những vùng ven biển Hoa Kỳ giáp với Thái Bình Dương còn có những hướng dẫn lối thoát hiểm cho con người khi sóng thần tới.

Một điều rất quan trọng về sóng thần mà hầu như chúng ta lại không biết đó là : một trận sóng thần thường diễn ra trong vòng hơn một tiếng đồng hồ, sẽ có nhiều hơn một đợt sóng ập vào chứ không phải chỉ một lần duy nhất.

Thông thường đợt sau sóng sẽ cao hơn đợt trước, mỗi đợt cách nhau từ 30 – 45p cho nên khi nước tràn vào lần đầu đừng nghĩ là cuộc chơi của sóng thần sẽ dừng ở đây. Hãy cảnh giác giữ cho mình an toàn trong vòng vài tiếng đồng hồ đi đã.

Thiên nhiên luôn ban cho con người cuộc sống và đôi lúc cũng có thể lấy đi nó. Vì vậy hãy học cách chung sống cùng những hiểm họa này, để có đủ kiến thức mà làm hạn chế và tránh xa nó. Vì con người không phải lúc nào cũng chống lại được sức mạnh của mẹ thiên nhiên, vì vậy cần tạo một mạng lưới thông tin toàn cầu hoàn hảo để xác minh và truyền tinh các hiểm họa cấp thiếp và nhanh chóng nhất. Riêng mỗi người cần học cách sống chung với những hiểm họa quen thuộc mà quốc gia hay vị trí địa lý của bạn, để khi hiểm họa bất ngờ ập đến chúng ta còn có kiến thức để sống sót.

Nguồn: goctomo.com

Bài viết liên quan

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay